Hướng dẫn cách băng vết thương hở, cầm máu hiệu quả

Không phải ai cũng biết cách băng bó vết thương hở, sơ cứu vết thương tại nhà một cách khoa học, ở bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những thông tin hữu ích để có thể đối phó và cấp cứu khi gặp các sự cố bị thương, bị chảy máu. Mục đích băng vết thương: cầm máu, bảo vệ, che chở vết thương tránh cọ xát va chạm.

Băng bó vết thương còn giúp hạn chế nhiễm khuẩn thứ phát, thấm hút dịch, máu, phối hợp với nẹp để cố định xương gãy tạm thời (nếu có). Vì thế băng bó vết thương kịp thời đúng cách sẽ giúp bệnh nhân qua khỏi nguy kịch cũng như tránh các biến chứng về sau.

Khi bị thương có chảy máu sẽ cần cấp cứu và băng vết thương nhanh chóng hơn bởi chảy máu nhiều sẽ làm suy tuần hoàn của cơ thể, gây ra tổn thương các mô và các cơ quan trong cơ thể và cuối cùng làm nạn nhân tử vong. Dưới đây là những thông tin giúp bạn có thể hoàn toàn xử lý khi gặp trường hợp bị thương, xử lý vết thương tại nhà hoặc tai nạn bị chảy máu.

3

Cách băng vết thương hở chuẩn khoa học

Băng bó vết thương là một kỹ thuật đơn giản có thể tự thực hiện ngay tại nhà. Sau đây là hướng dẫn cách băng vết thương hở an toàn và hiệu quả nhất.

I. Khi nào cần băng vết thương hở

Giữa vệ sinh vết thương hay cách chăm sóc ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình liền thương. Quá trình tác động cũng như điều kiện ngoại cảnh, cách băng bó, lựa chọn băng gạc phù hợp đều ảnh hưởng đáng kể tới vết thương. Tùy vào tình trạng vết thương mà bạn cần băng bó hay xử lý theo khoa học. Ở nhiều trường hợp, chúng ta nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc vết thương và băng gạc để giúp vết thương hồi phục nhanh hơn. Sau đây là một số trường hợp vết thương hở cần được băng bó.

1. Vết thương ở bộ phận thường xuyên phải hoạt động

Vết thương ở những vị trí thường xuyên phải tiếp xúc trong quá trình sinh hoạt và lao động như bàn tay có thể thường lâu các vị trí khác. Việc băng bó giúp tránh những va chạm không đáng có ảnh hưởng đến vết thương.

2. Vết thương ở khu vực thường xuyên bị bẩn

Những vị trí thường xuyên tiếp xúc với các bề mặt khác như chân, tay có khả năng nhiễm bẩn rất cao. Bụi bẩn từ môi trường lại thường mang theo nhiều mầm bệnh tiềm ẩn. Khi những mầm bệnh này xâm nhập qua vị trí tổn thương vào cơ thể, chúng có thể sẽ gây bệnh. Chính vì vậy mà cần bảo vệ vết thương một cách tối đa khỏi những tác nhân bên ngoài. Lúc này, băng bó vết thương là một sự lựa chọn hợp lý. Ngoài ra cũng cần sử dụng một số đồ bảo hộ khác như găng tay, giày để hạn chế vết thương tiếp xúc với chất bẩn.

3. Vết thương bị quần áo ma sát

Ở nhiều vị trí da tiếp xúc với quần áo có thể xảy ra hiện tượng cọ xát. Trong quá trình vận động, ma sát giữa quần áo và vết thương sẽ được sinh ra. Sự ma sát này có thể làm bào mòn vùng da đã tổn thương. Từ đó khiến vết thương bị đau và mở rộng hơn nếu bị cọ xát thường xuyên. Việc băng bó sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng ma sát và giúp vết thương hồi phục tự nhiên.

4. Vết thương chưa đóng vảy

Vảy hình thành trên vết thương chính là một rào cản tự nhiên đối với các yếu tố bên ngoài. Nó ngăn vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và giúp vết thương không bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, vảy cũng có thể cản trở sự hình thành các tế bào mới, làm chậm quá trình phục hồi và tăng khả năng hình thành sẹo. Sau khi vảy cứng hoàn toàn, thực chất vết thương bên dưới vẫn chưa lành hẳn. Giai đoạn này thường gây ngứa ngáy nhưng tuyệt đối không nên gãi. Việc quấn băng lúc này có thể gây ra cọ xát khiến tổn thương quay trở lại. Vết thương dễ bị nhiễm trùng và kéo dài thời gian lành. Vì thế chỉ nên băng vết thương ở giai đoạn chưa đóng vảy.

Đối với trường hợp chảy máu thì xử lý như thế nào? 

  • Gọi xe cấp cứu/ sự trợ giúp của đội cấp cứu (nếu cần).
  • Rửa tay và đi găng (nếu có)
  • Bộc lộ vết thương – lấy bỏ các dị vật ở nông. Không được lấy bỏ các di vật cắm sâu vào vết thương.
  • Cầm máu bằng cách băng ép trực tiếp lên vết thương, sử dụng băng vải sạch.Nếu không thể áp dụng được phương pháp băng ép trực tiếp lên vết thương, băng ép xung quanh vết thương.
  • Gác chi bị thương cao hơn mức tim (nếu không có gãy xương kèm theo). Đặt nạn nhân nằm ở tư thế thoải mái, đầu thấp.
  • Dùng băng cuộn băng ép lên trên vết thương để cầm máu (có mảnh vải vô trùng đệm ở giữa).
  • Đối với vết thương có dị vật sâu, băng xung qụanh dị vật để cố định vết thương.
  • Nếu vết thương vẫn còn chảy máu, không được dùng thêm gạc đệm ở giữa nữa. Đánh giá lại và đặt miếng đệm mới ở vị trí chính xác để cầm máu.
  • Tiếp tục theo dõi đường thở và hô hấp của nạn nhân. Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu của sốc.

II. Các bước băng vết thương hở nhanh chóng khoa học

1. Cách băng vết thương hở

Tùy vào vị trí bị thương trên cơ thể mà có các cách băng khác nhau, tham khảo các bước cơ bản dưới đây.

Bước 1: Rửa sạch tay hoặc đeo găng tay y tế trước băng vết thương.
Bước 2: Làm sạch vết thương, sát trùng vết thương và dùng kem bôi kháng sinh nếu cần.
Bước 3: Đặt một miếng gạc hoặc vải sạch đủ che hết miệng vết thương.
Bước 4: Quấn băng hoặc dùng băng dính cố định miếng gạc.
Không nên quấn băng quá chặt vì có thể cản trở lưu thông máu và gây cảm giác khó chịu. Nếu vết thương ở tay hoặc chân, hãy kiểm tra khả năng lưu thông máu bằng cách đảm bảo ngón tay hoặc ngón chân luôn ấm và hồng. Nếu vết thương trở nên lạnh hoặc xanh, đó là dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã quấn băng quá chặt.

Đặc biệt, để tránh vết thương nhiễm trùng, nên sử dụng các loại băng gạc vô trùng, ưu tiên sử dụng dòng gạc tiên tiến để giảm đau đớn cho bệnh nhân cũng như đẩy nhanh quá trình liền thương. Tuy nhiên trong trường hợp khẩn cấp như cần cầm máu các vết thương sâu, có thể sử dụng bất kỳ thứ gì như: khăn quàng cổ, áo phông, khăn trải giường, tất chân, thậm chí cả thắt lưng…

Đảm bảo không sử dụng băng gạc có chứa chất khử trùng hoặc có kháng sinh.

2. Cách thay băng vết thương hở

Cần thay băng vết thương khi băng bị ướt hoặc bị bẩn. Theo định kỳ ngày cũng nên thay vệ sinh vết thương theo yêu cầu của người có chuyên môn. Lưu ý nhẹ nhàng và thực hiện đủ các biện pháp chống nhiễm khuẩn.

Bước 1: Từ từ nới lỏng băng.
Bước 2: Nhẹ nhàng tháo băng cũ hoặc băng bẩn, để gọn lại.
Bước 3: Vệ sinh vết thương bằng các dung dịch sát khuẩn nếu cần.
Bước 4: Đắp một miếng băng sạch. Sử dụng băng y tế để cố định băng.
Bước 5: Gói cẩn thận bông băng đã dùng rồi vứt bỏ đúng nơi quy định.

III. Những lưu ý trong khác trong chăm sóc vết thương

  1. Chú ý các vấn đề nhiễm khuẩn khi băng bó/thay băng
  2. Chọn đúng sản phẩm gạc chăm sóc vết thương

Điều quan trọng trong chăm sóc vết thương là sát khuẩn đúng cách. Sát khuẩn giúp loại bỏ được các nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết thương. Nên sử dụng các dung dịch sát khuẩn hơn là dùng kem bôi chứa kháng sinh. Các dung dịch sát khuẩn được chọn phải đảm bảo khả năng diệt khuẩn tốt. Ngoài ra sản phẩm phải không phá hủy mô xung quanh vết thương và không gây đau. Một trong những lựa chọn phù hợp được khuyến nghị là dung dịch sát khuẩn.

Mua gạc chăm sóc vết thương tại Shopee: Gạc Tiên Tiến HETIS

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *