Hướng dẫn cách băng vết thương đầu gối chính xác, hiệu quả

Băng vết thương đầu gối đúng kĩ thuật sẽ giúp vết thương nhanh khỏi hơn, khiên việc vận động sẽ dễ dàng hơn vì đầu gối là vị trí quan trọng thường xuyên vận động chịu áp lực lớn về trọng lượng của cả cơ thể. Bên cạnh đó, bao bọc đầu gối là lớp da mỏng nhưng lại có rất nhiều dây thần kinh và  gân điều khiển vận động của chân. Băng vết thương đầu gối cần chú ý những điều sau đây để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

Băng vết thương đầu gối- xử lý vết thương.

Băng vết thương đầu gối rất quan trọng bởi đầu gối là nơi chứa rất nhiều dây thần kinh quan trọng nâng đỡ cả cơ thể.

Trước khi băng vết thương đầu gối bạn nên xử lý vết thương như: vệ sinh, cầm máu, xử lý dị vật ( nếu có). Sau đây là những bước xử lý cơ bản, không được bỏ qua:

  • Cầm máu: khi thấy vết thương có những biểu hiện như chảy máu thì việc đầu tiên cần làm là phải cầm máu cho vết thương, bạn nên dùng gạc /khăn sạch đè chặt lên vết thương trong khoảng một vài phút cho tới khi thấy máu ngừng chảy.
  • Vệ sinh và lấy dị vật khỏi vết thương: có thể dùng nước muối sinh lý / nước sạch rửa vết thương nhẹ nhàng từ trên xuống dưới, sau đó dùng nhíp đã khử trùng lấy dị vật ra khỏi vết thương. Trường hợp nếu dị vật khó lấy có thể sử dụng oxi già để đẩy dị vật ra ( bởi oxi già có thể sủi bọt nhờ đó đẩy dị vật ra nhanh). Nếu thấy vết thương có nhiều dị vật/ dị vật đâm sâu thì cần đến các cơ sở ý tế để được xử lý, không nên cố gắng tự lấy dị vật ra vì sẽ gây tổn thương nặng hơn.

Cách băng vết thương đầu gối

Vị trí của đầu gối ở phần gập của chân, cường độ vận động cũng như di chuyển nhiều vì thế việc băng bó vết thương ở đầu gối sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với những vị trí khác và như thế cũng đồng nghĩa với việc vết thương ở đầu gối sẽ khó và lâu lành hơn. Sau đây là mộ số cách băng bó vết thương ở đầu gối thường gặp nhất:

  • Khi vết thương nông, nhẹ:

Đối với những vết thương đầu gối ở mức độ trung bình khi vết thương nhẹ và nông. Quan sát thì có thể thấy vết thương hơi bị sưng, lõm, đau rát và rỉ máu. Trường hợp này hãy rửa vết thương nhẹ nhàng, cẩn thận bằng nước muối sinh lý hay dung dịch sát khuẩn để sát trùng kĩ lưỡng và  loại bỏ vi khuẩn.

Có thể lựa chọn bôi thêm một số loại thuốc mỡ có chứa thành phần kháng sinh và giảm đau nhẹ lên vết thương. Khi sử dụng hãy tuân thủ đúng về liều lượng như trên hướng dẫn sử dụng ( theo chỉ định của bác sĩ). Khi da cảm thấy bị kích ứng: ngứa, dị ứng khi sử dụng thì hãy ngưng sử dụng và lựa chọn các loại thuốc phù hợp khác.

Nên dùng bông/ băng gạc đè lên vết thương sau đó mới quấn bằng (nếu cần). Lựa chọn các băng gạc khử trùng/ băng gạc có thể dính để tránh bị bung ra.

  • Khi vết thương nặng.
Băng vết thương đầu gối là cách băng rẽ quạt

Nếu như thấy vết thương có dấu hiệu nặng như: chảy máu nhiều, mảng rách lớn, bị phù nề xung quanh hay có dấu hiệu mưng mủ sau 1 thời gian bị thương- đây là những vết thương nặng mà bạn cần chăm sóc đặc biệt. Hãy rửa sạch vết thương với nước muối sinh lý sau đó dùng băng gạc băng lại kỹ càng.

Hàng ngày, thường xuyên lau rửa vết thương cho sạch các dịch, máu/ mủ bằng nước muối sinh lý, chấm cồn sát khuẩn và sử dụng thuốc bôi cẩn thận, thay băng gạc sạch ( 4-6h/ lần hoặc khi nào thấy băng bẩn/ ướt). Nếu thấy vết thương chảy mủ nhiều, dịch tiết ra nhiều bạn có thể sẽ cần thay băng gạc nhiều lần hơn trong ngày. Với các vết thương nặng như thế này, bạn nên uống thêm thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm.

Phương pháp băng vết thương thường được dùng ở đây là băng rẽ quạt:

Kỹ thuật băng vết thương đầu gối (băng rẽ quạt): Cố định đầu băng giữ chặt ở ngay tại vết thương, đưa đường băng lên phía trên đầu gối 1 vòng, tiếp đó đưa xuống dưới đầu gối 1 vòng. Vòng băng sau đè lên 2/3 vòng băng trước tiếp tục cho đến khi vết thương được băng kín. Lưu ý trước khi băng bó vết thương đầu gối hãy đặt một miếng bông để tránh va chạm cho vết thương.

Mua Gạc Tiên Tiến HETIS ở Shopee: Tại đây

Vận động, chế độ dinh dưỡng

Khi bị thương ở đầu gối việc vận động của người bệnh sẽ khó khăn hơn rất nhiều, có trường hợp cần dùng đến nạng. Vậy nân hãy vận động nhẹ nhàng dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh làm những việc nặng ảnh hưởng đến vết thương.

Nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp qúa trình hồi phục nhanh hơn: các nhóm vitamin C, A, K, potein hay các thực phẩm giàu canxi, chất đạm… đều giúp cơ thể bình phục nhanh hơn.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *