Giải đáp thắc mắc bị bỏng có nên băng lại không?

Bị bỏng là một tai nạn thường gặp trong cuộc sống. Có thể bỏng nhiệt, bỏng nước, bỏng khô…. Vậy câu hỏi mà nhiều người thắc mắc đó là bị bỏng có nên băng lại không? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây.

Bỏng hay còn có tên gọi là phỏng được định nghĩa là một thương tích đối với da hoặc các mô hữu cơ khác do chấn thương nhiệt gây ra. Nó xảy ra khi 1 vài hoặc tất cả các tế bào trong da hoặc các mô khác bị phá hủy. 

Phân loại bỏng

Dựa trên nguyên nhân, diện tích mà bỏng có thể chia thành các loại sau:

Bỏng theo cơ chế hoặc nguyên nhân 

Về nguyên nhân bỏng có thể do nhiệt, do hít phải hoặc hơi nước, chất lỏng nóng hoặc các sản phẩm độc hại cháy chưa hết. Gây ra thương tích về nhiệt hoặc hóa chất cho khí quản và phổi kèm theo là bị bỏng da trong khoảng 20-35% các ca

Độ sâu vết bỏng

Bỏng độ 1

Loại bỏng nhẹ nhất gọi là bỏng độ 1 hay bỏng bề mặt; vì bỏng biểu bì nên dẫn đến phản ứng sưng tấy đơn giản do tiếp xúc ngắn với các vật thể nóng, và ánh nắng mặt trời. Điều trị bỏng độ 1 tại nhà vì thường không cần chuyên gia y tế chăm sóc, lớp da ngoài cùng có khả năng tự lành theo thời gian nếu được chăm sóc đúng.

Loại bỏng nhẹ nhất gọi là bỏng độ 1 hay bỏng bề mặt
Loại bỏng nhẹ nhất gọi là bỏng độ 1 hay bỏng bề mặt

Bỏng độ 2

Đối với bỏng độ 2 hay bỏng một phần da xảy ra khi tổn thương da mở rộng xuống lớp biểu bì vào lớp hạ bì do tiếp xúc ngắn với những thứ vô cùng nóng (ví dụ: nước sôi), tiếp xúc lâu vơi vật thể nóng, và thời gian phơi nhiễm kéo dài với ánh nắng mặt trời. Bỏng độ 2 bề mặt mất ít hơn 3 tuần để lành; bỏng độ 2 sâu mất trên 3 tuần để khỏi và có khả năng tạo ra những vết sẹo phì đại, có thể tiến triển thành bỏng độ 3 vài ngày sau tổn thương

Bỏng độ 3

Bỏng độ 3 hay bỏng toàn bộ các lớp da là tổn thương qua cả lớp biểu mô và toàn bộ lớp hạ bì; đôi khi gây tổn lớp cơ, lớp mỡ, và xương . Do vậy, vết thương bỏng độ 3 không thể tự tái tạo mà không có cấy ghép

Những lưu ý trong điều trị bỏng

Làm mát vùng bỏng

Sau khi bị bỏng, bệnh nhân cần được sơ cứu tại chỗ trước khi đưa đến bệnh viện. Mục đích chung là phải làm mát vết bỏng, tránh làm bỏng thêm và phòng ngừa nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, một nghiên cứu đã so sánh trẻ em được làm mát ngay bằng nước sau khi bị bỏng với những trẻ em không được làm mát. Kết quả là những trẻ em được sơ cứu đúng cách sau đó cần ghép mô ít hơn 32%.

Sau khi bị bỏng, bệnh nhân cần được sơ cứu tại chỗ trước khi đưa đến bệnh viện.
Sau khi bị bỏng, bệnh nhân cần được sơ cứu tại chỗ trước khi đưa đến bệnh viện.

Giáo dục về ảnh hưởng của việc sử dụng nước lạnh (không phải là đá) vào vết bỏng nên được nhân rộng như một cách điều trị sơ cứu ban đầu có hiệu quả. Đầu tiên là loại bỏ nguyên nhân bỏng sau đó làm lạnh vùng bỏng bằng nước lạnh 10-25oC liên tục trong 15 phút, che phủ vùng bị bỏng bằng băng gạc khô, vô trùng hoặc quần áo sạch và chuyển ngay tới bệnh viện đối với những trường hợp bỏng nặng.

Để điều trị vết thương bỏng cần lưu ý những điều sau: giảm cọ sát; chống khuẩn; hạn chế thoát huyết tương; tạo điều kiện để mau hồi phục; rửa sạch vết thương bằng nước muối đẳng trương; sát trùng da quanh vết bỏng; nếu vết thương bỏng có da hoại tử đen, thì tiến hành cắt lọc; băng kín bằng dịch vô trùng; băng ngoài bằng gạc khô, thấm dịch.

Việc băng vết thương do bỏng là cần thiết vì nó sẽ làm hạn chế vi khuẩn bụi bẩn, xâm nhập gây nhiễm khuẩn vết bỏng. 
Việc băng vết thương do bỏng là cần thiết vì nó sẽ làm hạn chế vi khuẩn bụi bẩn, xâm nhập gây nhiễm khuẩn vết bỏng. 

Việc băng vết thương do bỏng là cần thiết vì nó sẽ làm hạn chế vi khuẩn bụi bẩn, xâm nhập gây nhiễm khuẩn vết bỏng. 

Trên đây chúng tôi vừa giúp bạn giải đáp câu hỏi bị bỏng có nên băng lại không. Hy vọng sẽ giúp bạn có được cách chăm sóc vết bỏng chuẩn nhất.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *