Gạc chống loét có tốt, có nên sử dụng hay không

Gạc chống loét hiện nay được nhiều người bệnh cũng như bác sĩ khuyên sử dụng. Tuy nhiên, gạc chống loét sử dụng cho những đối tượng nào? hiệu quả có tốt hay không ? Dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu hiệu và lưu ý cần nhớ khi sử dụng gạc chống loét để đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị loét.

Gạc chống loét tác dụng theo cơ chế gì? 

Hiện nay, gạc chống loét nhiều người sử dụng, cơ chế hoạt động của gạc chống loét sẽ như sau:

  • Các miếng gạc chống loét chứa hydrocolloid giúp tạo độ ẩm và pH thích hợp, hút hết các dịch tiết ra từ vết loét để hỗ trợ vết loét nhanh lành lại. Gạc chống loét sẽ tránh thấm nước và những tác nhân từ bên ngoài để ở vị trí vết loét tránh nhiễm trùng.
  • Các miếng gạc chống loét chứa thành phần là những phân tử bạc sẽ phủ lên bề mặt carbon thì hoạt động như sau: các phân tử bạc sau khi chuyển hóa trở thành ion bạc sẽ có nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn để vết thương chống lại sự nhiễm trùng. Những carbon hoạt tính sẽ có tác dụng hấp phụ và gữi các dịch / chất bẩn tiết ra từ vết thương cũng hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

Gạc chống loét có thực sự hiệu quả

Gạc chống loét được sử dụng rộng rãi bới tính năng hiệu quả mang lại cho bệnh nhân.

Để gạc chống loét có được hiệu quả tốt nhất thì cần được sử dụng một cách đúng cách, hợp lý. Một số lưu ý khi sử dụng gạc chống loét cho người bệnh và người nhà trước khi quyết định sử dụng hay gạc chống loét hay không .

  • Vết thương cần sát trùng cẩn thận trước khi tiến hành dùng gạc vết loét.
  • Nếu cảm thấy vết thương đau rát- xót- sưng đỏ khi dùng gạc vết loét, cần gỡ gạc chống loét ra khỏi vết thương ngay lập tức.
  • Cần thay gạc chống loét thường xuyên và vết loét phải sát trùng sau mỗi lần thay với dung dịch sát trùng để không làm ảnh hưởng tới quá trình lành vết loét.

Ưu điểm của gạc chống loét

Gạc chống loét cho bênh nhân có một số ưu điểm

  • Gạc chống loét sẽ giúp ngăn cản sự thâm nhập của vi sinh vật từ bên ngoài vào trong vết loét, khả năng nhiễm trùng bị giảm.
  • Gạc chống loét cũng sẽ hấp thu mùi hôi/ tanh của vết loét.
  • Tạo điều kiện thuận lợi để vết loét nhanh lành.

Nhược điểm của gạc chống loét

Bên cạnh đó, các sản phẩm gạc chống loét lại có một số nhược điểm khó có thể khắc phục:

  • Các gạc chống loét chỉ nên sử dụng một lần duy nhất, không được tái sử dụng.
  • Những vết loét do bỏng từ độ 3 hay là vết loét sâu, tổn thương cơ xương/ mô mềm thì không thể sử dụng gạc chống loét.
  • Khi vết loét đã bị nhiễm trùng không sử dụng miếng gạc chống loét.
  • Sau khi bóc gạc chống loét, không được chạm vào miếng lót trắng ở giữa để tránh gây nhiễm khuẩn/ bẩn.
  • Không nên băng quá chặt hay quá lỏng.

Vẫn sử dụng các miếng dán chống loét khi vết thượng bị nhiễm trùng thì tình trạng nhiễm trùng sẽ nặng lên, có thể đi tới hoại tử trên diện rộng. Bởi vậy, hãy nên sử dụng sản phẩm này khi có sự xem xét kĩ lưỡng và chỉ định của bác sỹ. Không tự ý sử dụng gạc chống loét này bởi vì nó sẽ ngăn cản quá trình hồi phục của vết loét và làm tăng thêm sự nhiễm trùng cho vết thương.

Cách chăm sóc vết loét hiệu quả

Gạc chống loét hỗ trợ cho vết thương nhanh lành.
  • Vết loét không được chăm sóc đúng cách

Nếu vết loét không được chăm sóc kịp thời, đúng cách sẽ rất lâu lành, thậm chí sẽ mở rộng vết loét sang những vùng lân cận.

Không được sát trùng đúng cách vết loét sẽ bị nhiễm trùng- nhiễm khuẩn huyết và nghiêm trọng nhất có thể gây tử vong khi bị nhiễm các vi khuẩn đa kháng thuốc.

  • Kiểm soát nhiễm trùng của vết loét bằng dung dịch sát khuẩn

Các vết loét cần hàng ngày được sát trùng bằng dung dịch sát trùng phù hợp để hạn chế và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Tuy vậy, hiện nay có nhiều dung dịch sát trùng, người bênh/ người nhà cần lựa chọn những dung dịch sát trùng thích hợp cho vết loét .Dung dịch sát trùng dành cho vết loét đảm bảo một số yếu cầu sau:

– Độ sát khuẩn phổ rộng.

– Hiệu quả nhanh, kéo dài.

– Không gây xót- kích ứng da- niêm mạc cho vết thương hay những vùng da xung quanh vết thương.

– An toàn tuyệt đối với vết thương và người sử dụng.

– Khử mùi hiệu quả, an toàn trên vết loét

– Không làm tổn thương những mô hạt.

– Tiêu diệt được đa số màng biofilm

Gạc chống loét có nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với nhiều kích thước vết thương.
  • Chế độ chăm sóc , ăn uống

– Người nhà/ người chăm sóc nên thường xuyên thay đổi tư thế nằm/ ngồi cho người bệnh, tránh để bệnh nhân nằm quá lâu tại một chỗ, tần suất thay đổi có thể từ 1- 2h/ lần hoặc có điều kiện thì là 30 phút/ lần.

– Massage nơi vùng bị loét, hay những vùng da xung quanh kích thích lưu thông máu cho bệnh nhân.

– hãy sử dụng gường/ đệm nước để hạn chế những ma sát trực tiếp nơi vết thương. Lựa chọn gạc chống loét thích hợp cho vết loét.

– Nên bổ sung đầy đủ các nhớm chất: vitamin, khoáng chất, chất sơ, chất đạm cho bữa ăn. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân khiến cho vết loét lâu lành, người bệnh nên ăn nhiều rau, hoa quả để thuận tiện cho việc đại tiện, dễ dàng chăm sóc hơn.

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *