Gạc chăm sóc vết thương sinh mổ sử dụng sao cho đúng

Gạc chăm sóc vết thương sinh mổ thay- vệ sinh tại nhà là một vấn đề được hầu hết các mẹ và người nhà quan tâm đặc biệt. Vì nếu không biết cách để chăm sóc vết thương sau mổ sẽ có thể làm cho vết thương sau mổ lâu lành và tạo sẹo mất thẩm mỹ không thể hồi phục thậm chí nặng sẽ gây nên nhiễm trùng hoặc thậm chí sẽ là nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường khác.

Thay- tháo gạc chăm sóc vết thương sinh mổ

Gạc chăm sóc vết thương sinh mổ là vật bất ly thân với các mẹ

Với những vết thương sau sinh mổ thông thường được băng kín để giúp bảo vệ vết thương tránh không bị va chạm hay bị tổn thương. Thay băng/ gạc chăm sóc vết thương sinh mổ mới là hình thức tránh cho các mô mới mọc ăn sâu vào lớp băng cũ đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn cho vết mổ. Khi thay băng/ gạc chăm sóc vết thương sinh mổ các mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

– Tháo băng/ gạc chăm sóc vết thương sinh mổ đúng cách: cần chú ý tháo băng chỉ nên chạm vào những phần băng còn sạch, nếu như thấy băng bị bẩn nên dùng kẹp thay cho tay để lấy băng ra nhằm tránh hiện tượng nhiễm trùng thứ phát xảy ra cho vết thương. Tháo băng cần thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận.

– Thay băng/ gạc chăm sóc vết thương sinh mổ ngày từ 1 – 2 lần ngày 1 lần (hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ).

– Cần phải rửa tay bằng xà phòng trước khi tiến hành mở băng và thay băng/ gạc chăm sóc vết thương sinh mổ.

– Không được làm ướt băng hoặc làm bẩn băng.

Nếu như vết thương đã được bác sĩ băng bằng băng dính thì tuyệt đối không được bóc ra, cố gắng để băng dính bong ra tự nhiên.

 Rửa vết thương mổ tại nhà

Rửa vết thương sinh mổ cần thực hiện theo đường thẳng, từ đỉnh vết thương đến đáy, từ trong ra ngoài, từ vùng da sạch đến vùng ít sạch, sử dụng tăm bông / miếng gạc theo chiều đi xuống. Gạc chăm sóc vết thương sinh mổ cần chọn loại gạc đủ mềm để hạn chế khiến cho vết thương bị tổn thương thêm.

Dung dịch sử dụng để rửa nên lựa chọn những loại dịu nhẹ, không gây hại với mô cơ thể cũng như không làm cản trở quá trình lành vết thương.

Đắp thuốc và băng vết thương

Sau khi vệ sinh vết thương sinh mổ nên đắp thuốc vào vết thương (theo đơn chỉ định của bác sĩ). Tiếp đó sử dụng gạc chăm sóc vết thương sinh mổ chuyên dụng để phủ kín vết thương và dùng băng để cố định bằng băng keo y tế.

Luôn giữ vết thương sạch, độ ẩm nhất định

– Ba ngày đầu sau sinh mổ, các mẹ cần phải giữ cho vết thương được sạch và tránh nước tiếp xúc trực tiếp lên vết mổ.

– Mẹ không được tắm vòi hoa sen trực tiếp vào vết mổ.

– Không được kì cọ, chạm mạnh vào khu vực vết mổ.

– Không được ngâm người trong bồn nước nóng hoặc bơi lội khi vết mổ chưa lành hẳn bởi có khả năng sẽ gây nhiễm trùng vết mổ cho mẹ.

Vận động hợp lý sau sinh mổ

Vận động sớm và hợp lý là cách thức hiệu quả để vết thương nhanh lành

Sau phẫu thuật sinh mổ các mẹ thường sẽ được bác sĩ khuyến khích vận động sớm để tăng khả năng lưu thông máu. Tuy nhiên cần lưu ý vận động một cách nhẹ nhàng vừa sức, không nên vận động mạnh. lâu hay quá sức. Đi bộ quanh phòng với các mẹ sau mổ là hợp lý nhất

Bên cạnh đó nghỉ ngơi nhiều và ngủ đủ giấc sẽ giúp các mẹ hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Chế độ dinh dưỡng đối với mẹ sau sinh có vai trò rất quan trọng đối với quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Các mẹ cần lượng dinh dưỡng đầy đủ đề hồi phục cơ thể cũng như có lượng sữa dồi dào để bé bú hàng ngày, bởi vậy không thể lơ là hay bỏ qua chế độ ăn hàng ngày của mẹ.

Vì nên các mẹ/ người nhà hãy nên bổ sung đa dạng đầy đủ bó nhóm chất: đạm- tinh bột- vitamin-khoáng chất, nên lựa chọn những thực phẩm tươi, sạch giàu protein, chất đạm, chất xơ như: thịt lợn nạc, các loại thịt đỏ, đậu phụ, nên ăn nhiều trái cây tươi,rau xanh….Bên cạnh đó các mẹ sau mổ cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm như hải sản, thịt gà, đồ nếp, rau muống trong thời gian đầu bởi sẽ gây ngứa và hình thành sẹo lồi

Các mẹ tuyệt đối không nên dùng bia rượu, những đồ ăn cay nóng hay sử dụng các chất kích thích.

Cắt chỉ- tháo gạc chăm sóc vết thương sinh mổ

Với vết mổ được khâu bằng chỉ tự tiêu thì chỉ sẽ được tự tiêu sau khoảng 7 đến 10 ngày sau đó

Đối với những loại chỉ phẫu thuật không tự tiêu người bệnh cần đến các cơ sở y tế để các bác sĩ tiến hành cắt chỉ. Các mẹ không nên tự làm tại nhà bởi mức độ an toàn sẽ không cao cũng như không có kiến thức và kinh nghiệm để xử lý. Công đoạn cắt chỉ không tiêu có thể thực hiện sau khoảng 5 – 21 ngày tùy thuộc vào loại vết mổ và vùng da thực hiện phẫu thuật.

Hãy đến gặp bác sĩ sớm nếu có những dấu hiệu bất thường tại vết mổ

Khi nào cần gọi cho bác sĩ

– Vết mổ bị chảy máu / tụ máu.

– Vết mổ bị đau- sưng nóng-  có mủ hoặc đỏ.

– Vết mổ bị hở.

– Người cảm giác bị ớn lạnh hoặc sốt cao.

– Người bệnh có cảm giác bị căng, hay vết mổ bị thít chặt, chỉ khâu / ghim trên da bị đứt / toác miệng.

– Sau mổ sẽ xuất hiện sẹo lồi, co rút / phì đại quá mức hãy nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *