Điều trị loét da ở người ung thư- lưu ý quan trọng nên nhớ

Điều trị loét da ở người ung thư sẽ gặp nhiều khó khăn hơn bởi người bệnh sẽ dùng thuốc đặc trị thấm chí là các đợt hóa trị và xạ trị vào cơ thể. Vết loét ở người bệnh ung thư da phát triển khi việc cung cấp máu tới một vùng nào đó trên cơ thể bị ngưng lại khiến chết da ở vùng đó, gây ra các ổ loét. Người bệnh nằm liệt giường /ngồi xe lăn lâu ngày bị áp lực chèn ép thường xuyên lên một số vùng da. Vì thế làm giảm lượng máu đến các vùng da này khiến các ổ loét phát triển dễ dàng. Việc di chuyển người bệnh từ ghế -> giường hoặc ngược lại sẽ khiến các vùng này sẽ bị chà xát mạnh làm tình trạng trở nên nặng nề hơn.

Điều trị loét da ở người ung thư- biểu hiện

Điều trị loét da ở người ung thư sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với những bệnh nhân thường.

Trong quá trình điều trị loét da ở người ung thư cần chú ý để có thể phát hiện ra những biểu hiện sau đây:

  • Da phồng rộp, nứt, bị bong tróc
  • Vết loét bị hở trên bề mặt da / trong mô dưới da
  • Vết loét có mủ vàng dính trên quần áo- ga trải giường / ghế (có thể lẫn cả máu)
  • Với các “vùng da bị chèn ép” thấy mềm và đau :phía sau đầu, sau vai, ở tai, gót chân, khuỷu tay, mông hoặc bất cứ vị trí nào của cơ thể tiếp xúc với mặt giường/ phản/ xe lăn…
  • Tại các vùng da bị chèn ép sẽ có màu đỏ trên da không mất đi ngay cả khi áp lực không còn (có thể là dấu hiệu sớm, cho thấy da sắp bị phá vỡ / chết).

Điều trị loét da ở người ung thư- cách khắc phục

Những các khắc phục sau đây phần nào giảm được những áp lực lên vết loét làm cho quá trình điều trị loét da ở người ung thư được hỗ trợ:

  • Thường xuyên thay đổi tư thế nằm khoảng 2h/ lần (nếu có thể nhiều hơn) từ trái sang nằm ngửa và sang phải.
  • Nếu bệnh nhân ngồi xe lăn dịch chuyển vị trí khoảng 15 phút / lần. Nệm mát nên sử dụng để làm giảm áp lực.
  • Hãy chọn những loại quần áo không quá chật / quá rộng để tránh bị nhăn nhúm phần phía dưới, chất liệu cottong thấm hút mồ hôi.
  • Bảo vệ các vùng da bị chèn ép khác bằng gối mềm để ngăn ngừa vết loét mới hình thành.Đệm giảm áp lực có thể được sử dụng.
  • Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng càng nhiều càng tốt. Cố gắng đi bộ ngắn 2-3 lần /ngày. Nếu bệnh nhân không thể đi bộ, hãy tập các động tác di chuyển chân – tay lên xuống hay từ trước ra sau.
  • Sử dụng thường xuyên các loại thức ăn có hàm lượng protein cao như: cá, trứng, sữa, thịt, các loại hạt.
  • Uống nhiều nước , trường hợp bệnh nhân không ăn được nhiều, hãy dùng các loại thực phẩm lỏng có hàm lượng calo cao như sữa / thực phẩm bổ sung dinh dưỡng dạng lỏng.
  • Luôn luôn bảo vệ vùng da bị loét và khu vực xung quanh bằng gối/ nệm mềm.
  • Rửa vùng da bị loét cẩn thận bằng nước sạch/ nước muối sinh lý/ dung dịch sát khuẩn và băng lại. Rửa lại khi băng bị thấm bẩn ít nhất 2 lần / ngày theo chỉ dẫn,có thể dùng kem bôi (nếu được hướng dẫn từ bác sĩ). Hãy báo cho bác sỹ biết nếu như vết loét bị ngứa- bong tróc- chảy nhiều dịch/ rộng thêm.

Điều trị loét da ở người ung thư- người nhà cần lưu ý

Điều trị loét da ở người ung thư- người bênh, người nhà nên chú ý để tránh những vết loét nặng.

Tùy vào tình trạng vết loét của người bệnh sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Điều trị loét da ở người ung thư sẽ gặp khó khăn bởi ngoài thuốc điều trị loét người bệnh sẽ sử dụng những hóa chất/ xạ trị cho bệnh ung thư. Vết loét sẽ phát triển nhanh hơn bởi sức đề kháng của người bệnh kém hơn,lâu lành hơn những bệnh nhân thường khác. Người nhà nên ở bên động viên, chăm sóc cũng như theo dõi để người bệnh có thể hồi phục tránh những biến chứng nặng hơn

  • Thường xuyên nhắc nhở người bệnh thay đổi tư thế nằm/ ngồi, giúp người bệnh di chuyển 2h/ lần.
  • Nếu người bệnh không thể tự kiểm soát được việc tiểu hay đại tiện, ngay khi phát hiện hãy thay đồ lót cho người bệnh. Sau khi vệ sinh sạch sẽ, hãy dùng kem bôi để giúp da khô thoáng (theo chỉ định của bác sĩ). Hãy đặt tấm lót dưới ga giường để không làm bẩn giường/ ga/ chiếu và dễ vệ sinh.
  • Nếu da có những vết thương hở, hãy tìm hiểu về loại băng đặc biệt chuyên dụng để bảo vệ vết thương, hỗ trợ điều trị loét da ở người ung thư hiệu quả.
  • Nếu như người bệnh không thể rời khỏi giường nằm :

– Giữ ga trải giường phẳng phiu tránh những vết nhăn nhúm.

– Gối cao không được quá 30 độ so với mặt giường.

– Kiểm tra hằng ngày xem da người bệnh có dấu hiệu gì bất thương hay không. Đặc biệt chú ý đến các vùng da dễ bị chèn ép như: xương cụt,đầu gối,  xương hông, gót chân, mắt cá chân, vai, khuỷu tay.

– Nếu phát hiện ra vùng da bị chèn ép bị đỏ, hãy thay đổi ngay tư thế nằm/ ngồi để tránh bị loét. Sử dụng gối mềm để kê và giúp người bệnh thay đổi tư thế thường xuyên.

– Nếu người bệnh gặp khó khăn thì hãy giữ nguyên một tư thế và sử dụng đệm xốp để đỡ người bệnh.

– Trao đổi với bác sỹ để có phương án thích hợp:  mời điều dưỡng đến nhà giúp người bệnh chăm sóc các vết thương và ngăn ngừa những vết thương mới hình thành

– Sử dụng loại giường đặc biệt, chuyên dụng giúp làm giảm áp lực khi nằm cho người bệnh.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *