Đại cương về bị loét do tỳ đè

Bị loét do tỳ đè là một trong những tình huống thường xuyên xuất hiện ở những bệnh nhân bị liệt hoặc hạn chế đi lại. Dù đã có nhiều tiến bộ trong việc chăm sóc bệnh nhân bị liệt xong nhìn chung đây vẫn là một vấn đề nan giải dành cho y học.

Nguyên nhân gây loét do tỳ đè

Nguyên nhân gây loét tỳ đè là do thiếu máu ở những bệnh nhân nằm quá lâu. Loét ở chỗ tỳ đè thường xuất hiện ở vùng xương cùng cụt, mấu chuyển lớn, mắt cá, gót chân, sau đầu…. biến chứng loét nặng có thể lên đến 20-25cm và ăn vào tận xương

Loét ở chỗ tỳ đè thường xuất hiện ở vùng xương cùng cụt, mấu chuyển lớn, mắt cá, gót chân, sau đầu
Loét ở chỗ tỳ đè thường xuất hiện ở vùng xương cùng cụt, mấu chuyển lớn, mắt cá, gót chân, sau đầu

Đối tượng thường bị loét do tỳ đè là:

  • Những bệnh nhân liệt hai chi dưới do viêm nhiễm ở tủy, do tủy bị chèn ép, gãy cột sống,…
  • Người hôn mê kéo dài, tai biến mạch máu não
  • Người bị suy kiệt nằm lâu 1 chỗ

Phân loại vết loét tỳ đè

Dựa vào mức độ và tình trạng vết loét được chia thành các loại sau

Phân loại vết loét theo vị trí

Loét vùng xương cùng cụt loét gót chân, loét chỗ mấu chuyển lớn, loét vùng đầu mặt, loét tư thế nằm nghiêng và ngửa…

Theo giai đoạn

Loét tỳ đè được chia thành 4 giai đoạn chủ yếu sau

  • Giai đoạn 1: tổn thương lớp thượng bì, lớp bì. Vùng da xung quanh không bị mất màu chỉ có màu đỏ và nhạt. Có nhiệt độ khác so với vùng xung quanh
  • Giai đoạn 2: Tổn thương lớp thượng bì, lớp bì, lớp dưới da. Mất lớp da và 1 phần của lớp da. Đáy vết loét khô có màu hồng hoặc đỏ nhưng chưa hoại tử
  • Giai đoạn 3: Tổn thương lớp thượng bì, lớp bì, lớp dưới da và lớp mỡ. Đáy ổ loét có ít mô hoại tử màu vàng. Phần dưới mỡ còn ổn định
  • Giai đoạn 4: Tổn thương ăn sâu vào lớp cơ và xương. Đáy vết loét có mô hoại tử vàng hoặc xám

Dự phòng bị loét tỳ đè

Để đánh giá nguy cơ của bị loét do tỳ đè bạn nên chú ý nhất đến các đối tượng bệnh nhân có nguy cơ cao như nhóm bệnh nhân bị hôn mê, gãy hoặc liệt…. Xác định các dấu hiệu báo trước bao gồm có vùng da đỏ, mảng da phù nề. Nên thay đổi tư thế của bệnh nhân 1-2 giờ/lần. THường xuyên xoa bóp massage vùng da bị tỳ đè để máu có thể lưu thông đến nơi giảm nguy cơ bị hoại tử

Cho bệnh nhân nằm các phương tiện hỗ trợ như giường nệm khí, nệm nước. Thay đổi áp lực các đệm hơi nước 2 giờ/ lần/ Luôn giữ cho vùng da khô ráo, vệ sinh, đồng thời xoa bóp để giảm thiểu dưỡng tại chỗ. 

Cách điều trị bị loét do tỳ đè

Điều trị loét do tỳ đè có 2 cách:

Điều trị nội khoa

  • Nên kết hợp với điều trị toàn thân và điều trị tại chỗ bằng việc cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho bệnh nhân, 1-2g/kg/ngày protein, vitamin, điện giải, các ổ nhiễm trùng… Đảm bảo không thiếu máu, giảm đau, vệ sinh vết loét và mô xung quanh…
Nên kết hợp với điều trị toàn thân và điều trị tại chỗ bằng việc cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho bệnh nhân, 1-2g/kg/ngày protein, vitamin, điện giải, các ổ nhiễm trùng
Nên kết hợp với điều trị toàn thân và điều trị tại chỗ bằng việc cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho bệnh nhân, 1-2g/kg/ngày protein, vitamin, điện giải, các ổ nhiễm trùng
  • Giảm áp lực tỳ đè: Nên thay đổi tư thế mỗi giờ một lần, tập vận động dùng giường ghế hỗ trợ
  • Chăm sóc tại chỗ nhằm loại bỏ các vết hoại tử
  • Sử dụng kháng sinh nếu vết loét bị nhiễm trùng
  • Ngoài ra bạn có thể sử dụng các phương pháp khác như: hút áp lực, oxy cao áp,….

Điều trị ngoại khoa

  • Loại bỏ tổ chức hoại tử:  Được xem là một bước vô cùng quan trọng cho việc che phủ vùng loét.
  • Che phủ vùng loét

Trên đây chúng tôi vừa cung cấp 1 số kiến thức đại cương về bị loét do tỳ đè. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có được những cách chăm sóc hiệu quả nhất cho người nhà của mình đề phòng biến chứng.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *