Chữa loét da người già- tuyệt đối không được lơ là

Chữa loét da người già không được lơ là hay chậm trễ. Người lớn tuổi luôn là đối tượng dễ chịu tổn thương, khó phục hồi khi không may gặp phải bệnh lý dù là đơn giản nhất. Ví thể, tình trạng bệnh phức tạp như loét da có thể sẽ làm người bệnh đau đớn kéo dài và cần rất nhiều thời gian để cải thiện. Làm thế nào để chữa loét da người già hiệu quả,kịp thời và đúng cách, theo dõi bài viết để có câu trả lời.

Chữa loét da người già- yếu tố gây loét

 

Chữa loét da người già cần được điều trị sớm để tránh nhiễm trùng, hoại tử
  • Áp lực tỳ đè tại chỗ: do ngồi/ nằm lâu, những mạch máu dưới da sẽ bị  chịu sức nặng bởi cơ thể đè ép trong thời gian dài. Dần dần, mạch máu dưới da bị biến dạng/ thu nhỏ, lưu lượng máu tới nuôi các vùng da bị đè ép bị giảm. Cùng đó dinh dưỡng không được bổ sung, mô và tế bào dưới da dần chết đi, hình thành hố loét ngày càng rộng/ sâu. Vì vậy, việc phải làm đầu tiên là giảm áp lực tỳ đè khi phát hiện vết loét.
  • Tưới máu kém: lý do lưu thông máu kém không chỉ chịu ảnh hưởng của lực đè ép mà còn có thể là do suy giảm của nhiều bệnh lý (mắc kèm). Chính bệnh lý này làm giảm khả năng tưới máu của cơ thể như: béo phì, tiểu đường, cao/ thấp huyết áp, bệnh mach máu ngoại biên, xơ vữa động mạch… Yếu tố này sẽ được loại bỏ, thì cần được kiểm tra chặt chẽ các bệnh lý nền mạn tính. Tạo dựng lối sống khoa học, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, khám định kì là cách tốt nhất để đẩy lùi bệnh tật.
  • Dinh dưỡng thiếu: dinh dưỡng chính nguyên liệu cung cấp cho các hoạt động sống. Chỉ khi có đủ dinh dưỡng, hệ miễn dịch mới đủ “khỏe mạnh” để loại bỏ trong cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Bổ sung không đủ nhu cầu, các mô cơ/ mỡ dưới da sẽ bị teo, nhẽo, khó lành lại tự nhiên, dễ tổn thương. Người lớn tuổi sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng vì 2 nhóm nguyên nhân: nguyên nhân chính bởi thiếu cảm giác ngon miệng, tiêu hóa kém và khả năng hấp thu không tốt, còn lại bắt nguồn từ người bệnh chăm sóc trong điều kiện kém.
  • Vệ sinh kém: Người già nằm liệt, vận động kém gặp nhiều trở ngại trong các hoạt động vệ sinh cá nhân. Đa số bệnh nhân không thể tự lau người/ tắm rửa, thậm chí rơi vào tình trạng đị tiểu/ đại tiện không tự chủ. Vì thế, người nhà/ chăm sóc sẽ đóng vai trò lớn hỗ trợ cho người bệnh trong quá trình điều trị. Không vệ sinh kịp thời, thường xuyên:những chất bài tiết,/mồ hôi hay bụi bẩn trên da sẽ tiến sâu vào ổ loét-  là nguồn lây nhiễm mầm bệnh, khiến vết loét viêm thậm chí nhiễm trùng nặng thêm.
  • Da thiếu độ ẩm, khô nứt: Tuổi càng cao, tỷ lệ nước trong cơ thể càng thấp. Do đó, da người già thường bị khô nứt, đặc biệt ở những vùng tiếp xúc với đầu xương. Những kẽ nứt này là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công và gây thương tổn. Để phòng ngừa, cần chú ý thoa kem dưỡng ẩm cho người bệnh thường xuyên để làm mềm, dịu da,
  • Mất cảm giác đau: những người liệt sẽ hoàn toàn mất đi cảm giác đau. Người bệnh mất đi khả năng cảm nhận những thay đổi bệnh lý trên da. Khi không thường xuyên kiểm tra cơ thể, vết loét có thể tồn tại rất lâu mà không được quan sát. Vì thế, nhiều vết loét đã chuyển sang giai đoạn nặng, việc chữa loét da người già cũng gặp nhiều khó khăn.

Chữa loét da người già- các bước chăm sóc.

Chữa loét da người già người nhà sẽ cần thời gian chăm sóc nhiều hơn, nâng có thể trạng bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
  • Chữa loét da người già- giảm áp lực tỳ đè

Chữa loét da người già bằng cách giảm áp lực tỳ đè giúp vùng thương tổn bớt bị đè ép, tạo điều kiện thuận lơị để máu đưa dinh dưỡng tới phục hồi và tái tạo. Có nhiều biện pháp để giảm áp lực, thông dụng nhất là:

-Giảm áp lực bằng đệm: Cho bệnh nhân nằm/ ngồi trên đệm hơi, đệm khí/ đệm nước. Đặt thêm đệm cho những vùng da dễ bị loét như: gót chân, mắt cá chân, đầu gối.

-Đổi trở tư thế thường xuyên: xoay/ đổi tư thế nằm- ngồi cho bệnh nhân, không để tại một vị trí bị tỳ đè quá lâu. Cần điều chỉnh mỗi tư thế ngồi sau mỗi 15 phút, với tư thế nằm, hãy xoay trở người bệnh khoảng 2 h/lần.

  • Chữa loét da người già- chăm sóc, vệ sinh vết loét tại chỗ: mục tiêu chính trong chăm sóc / chữa loét da người già là kiểm soát loét không lan rộng/ ăn sâu, giảm mùi hôi, giảm mủ dịch. Để thực hiện được mục tiêu này, vết loét cần được chăm sóc cẩn thận gồm 4 bước

– Loại bỏ mô hoại tử, mủ dịch: lau/ vệ sinh vết loét thường xuyên sẽ giúp dịch và mủ giảm bớt. Lớp mô hoại tử dày sẽ tạo màng kín che chắn một phần / toàn bộ vết loét, rất khó để tách ra. Vì thế, nên cân nhắc đưa người bệnh tới cơ sở y tế để tiến hành lọc bỏ (nếu cần thiết). Chỉ như thế, ổ loét bên trong mới bộc lộ và chăm sóc dễ hơn.

– Làm sạch bằng dung dịch kháng khuẩn chuyên dụng:  vệ sinh toàn bộ ổ loét, cả bên trong lẫn bên ngoài bằng dung dịch kháng khuẩn. Bởi vì ổ loét hở rộng rất dễ nhiễm trùng, nên thực hiện bước làm sạch tối thiểu từ 3 đến 4 lần/ ngày để đảm bảo sạch khuẩn vết loét.

– Thoa kem dưỡng ẩm, tái tạo da: kem dưỡng ẩm có nhiệm vụ thúc đẩy lành thương với những vùng loét đã khô/ se bề mặt. Cần theo dõi tình trạng vết loét cẩn thận, nhận biết khu vực loét đã khô se hay chưa để kết hợp thoa kem an toàn, đúng cách.

– Băng vết loét: mục đích là để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, bảo vệ vết loét khỏi ma sát với bên ngoài ( gường, quần áo…). Nên băng nhẹ nhàng để không gây đau cho người bệnh, thay băng tối thiểu 1 lần/ngày hoặc khi thấy băng ướt/ bẩn.

  • Chữa loét da người già- nâng đỡ thể trạng:

Tăng cường lưu thông máu: nếu bệnh nhân năm nhiều, hạn chế vận động thì cần xoa bóp thường xuyên để cải thiện tưới máu, ngăn ngừa tình trạng loét do ứ trệ máu gây nên (nhất là ở chi dưới).

Dinh dưỡng hợp lý: bổ sung đầy đủ qua chế độ ăn giàu vitamin, chất xơ ( hoa quả,rau củ để tránh tóa bón, chống viêm), khoáng chất, đạm (nên lấy từ cá thay vì thịt để bệnh nhân tiêu hóa và hấp thu dễ hơn). Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng  giúp bệnh nhân nâng cao sức đề kháng, vết thương mau lành/ vết loét và chống chọi được với các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể.

  • Chữa loét da người già- giữ vệ sinh sạch sẽ: cùng với chế độ dinh dưỡng tốt thì cũng cần phải thường xuyên vệ sinh,  tắm rửa, thay quần áo cho bệnh nhân hàng ngày.Trường hợp bệnh nhân đại / tiểu tiện không tự chủ, người nhà cần thường xuyên vệ sinh. Tránh tình trạng ẩm/ ướt khiến các chất bẩn xâm nhập làm cho vết loét nặng hơn.
Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *