Chữa bỏng nước sôi ngay tại nhà, tại sao không

Trong cuộc sống hàng ngày bỏng nước sôi là một trong những tai nạn bỏng phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý tai nạn này. Việc sơ cứu chậm trễ hay chữa bỏng nước sôi không đúng sẽ kéo dài thời gian chữa trị thậm chí để lại sẹo xấu.

Chữa bỏng nước sôi- Nhận biết

chữa bỏng nước sôi
Chữa bỏng nước sôi cần hạ nhiệt ức thì cho vết bỏng

Bỏng nước sôi là một loại bỏng nhiệt hình thành khi da tiếp xúc với nước nóng đạt > 49 độ C. Hàng ngày trong sinh hoạt bỏng nước sôi có thể xảy ra như: khi rót nước sôi, đổ canh nóng…

Khi da tiếp xúc với nước sôi ở nhiệt độ nào đó có thể gây bỏng nghiêm trọng chỉ trong một vài giây. Theo như Burn Foundation, nước nóng có thể gây bỏng trong khoảng thời gian như sau:

  • Từ 69ºC trong chỉ 1 giây
  • Từ 65ºC trong chỉ 2 giây
  • Từ 60ºC trong chỉ 5 giây
  • Từ 56ºC trong chỉ 15 giây

Một số triệu chứng của bỏng nước sôi sẽ còn tùy thuộc vào mức độ nặng- nhẹ của vết bỏng:

  • Ở mức độ nhẹ: triệu chứng chỉ giống như viêm da, da sưng đỏ và đau nhẹ. Bệnh nhân có thể tự chăm sóc và lành sau 2 đến 3 ngày, khi vết bỏng lành lại, da sẽ khô hơn bình thường và  bong tróc
  • Ở mức độ trung bình: đã xuất hiện những nốt phỏng nước chứa bên trong dịch / màu vàng nhạt trên nền da ửng đỏ. Vết bỏng thường phải mất khoảng 10 đến 14 ngày để vết thương lành lại. Với mức độ này bệnh nhân vẫn sẽ còn cảm giác đau và rát.
  •  Ở mức độ nặng: xuất hiện vết phồng rộp, vết phỏng có chứa dịch màu đục/ hồng, đáy của nốt phỏng có thể là màu trắng/ tím sậm. Với mức độ này bệnh nhân sẽ bị giảm/ mất đi cảm giác đau, tự khỏi sau 20-30 ngày hoặc có thể sử dụng thêm thuốc giúp vết thương nhanh lành hơn. Các dây thần kinh và những các biến chứng nặng nề nghiêm trọng có thể xảy ra.

Cách chữa bỏng nước sôi

chữa bỏng nước sôi nhanh nhất
Hãy ngâm vùng da bị bỏng vào nước mát từ 16 độ C trong khoảng 15- 20 phút
  • Làm mát vết bỏng

Chữa bỏng nước sôi: làm mát để tránh cho vùng da không bị rộp bằng cách xả nước cho chảy từ từ lên vết bỏng. Thao tác này cần tiến hành sớm trong 30 phút đầu và kéo dài trong khoảng 15 đến 20 phút. Nước mát/ sạch sẽ giúp giảm đi đáng kể nhiệt, giảm phù nề, giảm đau, viêm nhiễm, thu hẹp diện tích cũng như độ sâu cho vết thương. Tuyệt đối không nên sử dụng nước lạnh/ đá viên hoặc các chất có chứa dầu mỡ.

Nếu nước sôi đã bao phủ một phần lớn của cơ thể, không nên ngâm toàn bộ vết phỏng trong nước.Bởi điều này có thể khiến cho bệnh nhân bị mất nhiệt và làm vết thương thêm trầm trọng . Hãy cố gắng giữ ấm cho cơ thể và tiến hành làm mát từng phần cho vết bỏng.

  • Loại bỏ vật dụng

Chữa bỏng nước sôi: hãy nhẹ nhàng tháo bỏ đi những vật cứng trên vùng da bỏng như: giầy, dép, vòng, đồng hồ, thắt lưng… trước khi sưng nề vết bỏng. Nếu có hãy cởi bỏ đồ trang sức / quần áo gần vết bỏng để giảm đi nhiệt độ ở trên da. Nếu như thấy các vật dụng bị dính vào vết bỏng, không nên cố lấy ra mà hãy giữ nguyên vị trí của chúng. Nếu cố tự ý lấy chúng ra thì có thể sẽ lột theo một phần da bị dính vào đó. Việc làm này không những gây đau đớn mà còn khiến cho vùng da đang bị nhạy cảm dễ bị nhiễm trùng hơn bao giờ hết.

  • Bảo vệ vết bỏng

Chữa bỏng nước sôi: để tránh bị nhiễm trùng, hãy dùng băng gạc vô trùng để che vết thương. Có thể dùng một lớp dày kem Silvrin / Biafine bôi thêm lên vết bỏng , giúp giữ độ ẩm cho da. Bình thường da người bị bỏng sẽ háo nước nên việc giữ ẩm sẽ giúp hạn chế hiện tượng bị bóng nước, giảm đau, tránh hình thành sẹo.

Chữa bỏng nước sôi cần phải thay băng mỗi ngày và rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lý và bôi kem tiếp tục. Vẫn phải băng lại vết bỏng, không nên để vết bỏng bị khô cho đến khi vết bỏng lành, da không đỏ.

Trường hợp nếu da bị phồng rộp cần cố gắng giữ không cho vỡ bóng nước vì đây được xem như là lớp băng sinh học, chống nhiễm trùng rất tốt. Nếu đã bị vỡ vết phồng thì nên rửa lại vết bỏng bằng nước muối sinh lý và bôi kem, tiến hành băng lại như bình thường.

  • Giảm đau cho nạn nhân

Chữa bỏng nước sôi: để giảm đau bạn có thể dùng một miếng gạc / khăn ướt sạch chườm mát đặt lên vùng bỏng. Thời gian chườm từ 5-15 phút nhưng chú ý không được chườm quá lạnh vì da lúc này đang vô cùng nhạy cảm rất dễ bị kích ứng. Chữa bỏng nước sôi cần có thời gian để lành lại. Nhẹ- nông chỉ mất vài ngày, nặng hơn có thể kéo dài mất vài tuần hay là vài tháng mới khỏi. Tròng trường hợp bỏng nặng lâu ngày có thể sẽ phải dùng thêm thuốc giảm đau dưới chỉ định của bác sĩ.

Nếu vết bỏng nước sôi sâu- rộng hoặc vết thương nặng hơn hãy nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách. Dấu hiệu nhận biết vết bỏng trở nặng đó là: đỏ, sưng, đau nhiều hơn quanh vết thương, xuất hiện mô hoại tử,…dấu hiệu nhiễm trùng/ các triệu chứng sốc.

Chữa bỏng nước sôi- nên ăn gì để ngừa sẹo

Chữa bỏng nước sôi, bổ sung đa dạng , đầy đủ chất dinh dưỡng giúp vết thương phục hổi nhanh nhất

 

Bên cạnh việc chữa bỏng nước sôi đúng cách thì vấn đề dinh dưỡng cho người đang bị bỏng cũng cần được chú ý. Một nguồn dinh dưỡng tốt, đầy đủ sẽ giúp bệnh nhân nhanh hồi phục và giảm thiểu nguy cơ hình thành sẹo xấu. Lựa chọn thực phẩm sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn phục hồi của vết bỏng:

  • Bổ sung nhiều các loại vitamin và các thực phẩm chứa nhiều nước.
  • Cần ăn các thức ăn giàu vitamin, thực phẩm thanh nhiệt, lợi tiểu, bảo đảm quá trình tái sinh da tốt nhất.
  • Các thực phẩm có chứa nhiều protein chất lượng cao, chất giàu trị dinh dưỡng, vitamin như: các loại thịt, cá, trứng,sữa, rau và hoa quả tươi.
Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *