Chế độ ăn cho người bị loét tỳ đè

Loét tỳ đè là một vùng tổn thương cục bộ trên da hay các mô bên dưới,diễn biến trong vòng 2 đến 6 giờ khi dòng máu mao mạch thường bị cản trở, dẫn đến hoại tử các mô. Chế độ ăn cho người bị loét tỳ đè rất quan trọng cùng với quá trình chăm sóc hàng ngày, sẽ quyết định đến tiến độ lành thương diễn ra sao.

Các giai đoạn của loét do tỳ đè

loét tỳ đè
Các giai đoạn phát triển của loét tỳ đè
  • Giai đoạn 1: Da vẫn còn nguyên vẹn với vùng khu trú nhưng đã bị mẩn đỏ, thường là nổi rõ ở trên phần cụxương. Với những vùng da tối có thể có hiện tượng bị nhợt nhạt hơn so với những vùng da khác.
  • Giai đoạn 2: đã mất một phần độ dày của lớp biểu bì, biểu hiện nhận thấy như: một vết loét hở- nông với vết thương màu đỏ hồng, nhưng không bị bong tróc. Cũng có thể được biểu hiện dưới dạng là các vết phồng rộp chứa đầy huyết thanh bên trong hoặc các mụn nước sắp vỡ.
  • Giai đoạn 3: đã mất toàn bộ độ dày của mô. Phần mỡ dưới da có thể đã được nhìn thấy nhưng xương- gân / cơ thì chưa lộ rõ. Có thể xuất hiện thêm hiện tượng bong tróc nhưng không che lấp được độ sâu của lớp mô đã bị mất. Độ sâu của loét tỳ đè giai đoạn 3 sẽ thay đổi tùy theo từng vị trí giải phẫu: sống mũi, chẩm,tai vết loét có thể nông. Ngược lại, với các khu vực mà lượng mỡ nhiều có thể phát triển thành loét tỳ đè giai đoạn 3 rất nhanh và sâu.
  • Giai đoạn 4: đã mất toàn bộ độ dày của mô cùng với xương, gân, cơ đã bị lộ ra ngoài hoặc là có thể sờ thấy được trực tiếp.

Tầm quan trọng của dinh dưỡng với người bị loét tỳ đè 

Theo như các cuộc khảo sát cho thấy tỷ lệ lớn loét tỳ đè với bệnh nhân nhập viện vào khoảng 3- 4% và với những người già > 70 tuổi chiếm khoảng 20% – 33%. Đồng nghĩa với tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, tương đương là 30% đến 50% và 19% đến 59%

Chế độ ăn cho người bị loét tỳ đè được xem là một yếu tố nguy cơ cho sự tiến triển của loét tỳ đè, tầm quan trọng chính xác của tình trạng dinh dưỡng với bệnh nhận loét tỳ đè vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhưng không thể phủ nhận rằng: bệnh nhận được bổ sung đầy dinh dưỡng, chế độ ăn đa dạng sẽ giúp nâng cao thể trạng và sức khỏe cho người bệnh- đó là điều mà chúng ta có thể nhận thấy bằng mắt thường.

Chế độ ăn cho người bị loét tỳ đè

Dinh dưỡng cần thiết 

Bệnh nhân bị loét tỳ đè nên được cung cấp dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ, bao gồm: năng lượng, chất lỏng, protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Hàng ngày nên quan sát lượng dịch tiết từ vết thương của bệnh nhân để điều chỉnh chế độ ăn.

Khuyến cáo chung từ các chuyên gia cho những bệnh nhân bị loét tỳ đè là bổ sung tù 30 đến 35 kcal/ kg/ ngày, dinh dưỡng hỗ trợ đầy đủ với 30 kcal/ kg trọng lượng cơ thể thực tế / ngày là một yếu tố giúp thúc đẩy cho việc chữa lành vết loét áp lực ở giai đoạn 3 và 4.

Chế độ ăn cho người bị loét tỳ đè cần đảm bảo đầy đủ, đa dạng các nhóm chất

Khuyến khích tăng mức năng lượng nạp vào lên từ 35 đến 40 kcal/ kg mỗi ngày với những bệnh nhân thiếu cân / bị giảm cân không mong muốn.

Bổ sung đầy đủ lượng protein là việc rất cần thiết cần có ở trong tất cả các giai đoạn để giúp chữa lành vết thương. Tuy vậy, nếu như cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng thì protein sẽ được sử dụng như là một nguồn năng lượng để thay thế. Lượng protein hàng ngày cần có là từ 1,25 – 1,5g/ kg trọng lượng cơ thể thực tế có từ các nguồn thực phẩm giàu protein có giá trị sinh cao.

Cung cấp đầy đủ lượng nước mỗi ngày để giữ cho bệnh nhân nhận được đủ nước và giúp ngăn ngừa tình trạng cơ thể mất nướcLượng chất lỏng tối ưu là từ 30 – 35 mL/kg thực tế trọng lượng cơ thể hay tối thiểu là phải từ 1.500 mL/ngày.

Nếu như việc bổ sung chất lỏng với các bữa ăn chính mà không đầy đủ, đảm bảo, thì chúng ta cần phải tích cực hỗ trợ lượng chất lỏng cho bệnh nhân thông qua các bữa phụ trong ngày. Ngoài ra, khi bệnh nhân ở trong phòng điều hòa lâu sẽ có nhiều nguy cơ bị mất nước hơn so với môi trường bên ngoài từ đó cũng có nhu cầu bổ sung thêm chất lỏng nhiều hơn.

Một số chất bổ sung đặc biệt

  • Vitamin: tất cả các loại vitamin đều rất cần thiết trong việc để chữa lành vết thương, tuy vậy có: vitamin A, C, E và K (đặc biệt là vitamin C và A) cần được chú ý bổ sung nhiều nhất.
  • Khoáng chất: những nguyên tố vi lượng có bên trong cơ thể như: kẽm, sắt, đồng có mối quan hệ rất chặt chẽ để thúc đẩy việc chữa lành vết thương.
  • Axit amin: gồm có axit amin arginine và glutamine đã được nghiên cứu về vai trò có thể giúp trong việc tăng cường làm lành vết thương hiệu quả. Việc bổ sung 2 loại vitmain này sẽ giúp hỗ trợ tối đa quá trình vết thương liền diễn ra thuận lợi.
  • Bổ sung dinh dưỡng qua đường ống thông: nếu như bệnh nhân thường xuyên tiêu thụ thực phẩm ở dưới mức 50% nhu cầu năng lượng và protein ước tính, thì cần phải bổ sung thực phẩm qua đường uống / hỗ trợ dinh dưỡng qua đường tiêu hóa (ống thông). Nếu như bệnh nhân được cho ăn bằng ống thông, càn phải cung cấp tối thiểu 100% protein, năng lượng, các vitamin và khoáng chất theo RDA (DRI) của bệnh nhân. Bởi vì các công thức đường ruột hiệu quả chuyên biệt để giúp chữa lành vết thương có thể sẽ không đạt được hiệu quả tối đa như việc nuôi dưỡng bằng đường miệng.

 

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *