Chăm sóc vết thương nhiễm trùng thế nào để nhanh lành

Vết thương nếu như mà không được xử lý đúng cách, kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng, mang tới nhiều nguy hiểm tiềm ẩn cho bệnh nhân. Vậy xử lý, phòng tránh làm sao và chăm sóc vết thương nhiễm trùng thế nào để có hiệu quả tốt nhất, giúp cho vết thương nhanh lành, hãy cùng nhau tìm hiểu thông tin dưới đây.

Vết thương nhiễm trùng là gì?

Vết thương khi đã bị nhiễm trùng sẽ có những dấu hiệu như: sưng đỏ, đau và có thêm  mủ. Vùng da bị đỏ vào khoảng 2 – 3 mm ở quanh miệng vết thương, thậm chí có thể lan rộng ra hơn.

Đau cũng sẽ là hiện tượng thông thường khi bị thương, nhưng nó sẽ chỉ đau và sưng diễn ra trong ngày thứ hai sau khi bị thương và sau giảm dần vào những ngày sau đó. Nếu như nhiễm trùng mà bị lan ra ngoài vết thương, sự xâm nhập,tấn công của vi khuẩn sẽ đi theo kênh bạch huyết và hìn thành nên những vệt đỏ. Nếu như nhiễm trùng mà lan vào máu, gây ra  hiện tượng nhiễm trùng máu thì bị sốt là dấu hiệu đầu tiên.

Cách chăm sóc vết thương nhiễm trùng

cách chăm sóc vết thương ngoài da
Chăm sóc vết thương nhiễm trùng cần chú ý hơn so với những vết thương thường

Rửa, vệ sinh vết thương

Khi bị nhiễm trùng vết thương, việc đầu tiên bạn nên làm đó rửa sạch vết thương cùng với nước muối sinh lý hoặc dùng các loại dung dịch sát khuẩn như: betadine, povidond, xà phòng (nhưng cần chọn lựa loại nhẹ nhàng, không bị kích ứng da trong khi sử dụng). Có thể cắt mở một phần vết thương trong lúc rửa để làm sạch.

Loại bỏ đi vi khuẩn, mô hoại tử

Dịch mủ, vi khuẩn, mô hoại tử chính là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng cần phải loại bỏ sớm, tránh để cho tình trạng nhiễm trùng bị lan rộng- đây cũng là khâu rất quan trọng mà bạn cần phải chú ý. Phương pháp thực hiện có thể là bằng một số các thủ thuật cắt bỏ đi phần hoại tử (nếu như phần hoại tử quá lớn – sâu có thể cần đến sự can thiệp bằng phẫu thuật hoặc theo chỉ định của bác sĩ).

Sử dụng thuốc kháng sinh 

Chăm sóc vết thương nhiễm trùng: có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh dạng gel để bôi trực tiếp lên trên vết thương hoặc sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân nếu như tình trạng nhiễm trùng vết thương trở nặng hơn.

Băng vết thương

Với những vết thương nhẹ- nông bạn không cần băng lại mà sau khi đã vệ sinh làm sạch hãy để cho vết thương được thoáng, giúp cho vết thương nhanh lành hoặc sử dùng băng keo cá nhân hay gạc mỏng bao phủ nhẹ nhàng vết thương nhằm tránh cọ xát gây thêm tổn thương.

Với những vết mổ, khi trong thời gian đầu nằm viện, bệnh nhân sẽ được thay- tháo băng hàng ngày bởi các ý tá, bác sĩ. Sau khi xuất viện có thể để vết mổ được thoáng và sạch nhưng vẫn cần phải ngăn ngừa tỉnh trạng nhiễm trùng.

Nếu như vết thương của bạn chỉ bị nhiễm trùng nhẹ, hãy chườm/ thấm nước muối (pha theo công thức: một lít nước pha với 2 muỗng cà phê muối), tiếp đó lau khô vết thương. Lặp lại việc này 3 lần / ngày, mỗi lần 15 phút. Nhưng nếu như vết thương mà đã được khâu lại thì chú ý không được ngâm vết thương trong nước bởi việc làm này sẽ làm tăng thêm nguy cơ nhiễm trùng của vết thương.

  • Đến ngay các cơ sở y tế gần nhất nếu như thấy:

– Vết thương đau đớn nhiều hơn.

-Bệnh bị sốt quá cao, khó hạ sốt và không rõ nguyên nhân

– Xuất hiện những vệt đỏ kéo dài ngay cạnh vết thương

– Hiện tượng nhiễm trùng đã xảy ra trên bề mặt của vết thương

– Bệnh nhân yếu ớt,uể oải, mệt mỏi nhiều hơn.

  • Trong vòng 24 giờ,gọi cho bác sĩ nếu thấy:

– Bên trong vết thương có mủ/ mủ chảy ra từ vết thương

– Có các nốt mụn hình thành ngay tại chỗ kim khâu đi qua da

– Vết thương nhiễm trùng đau đớn nhiều hơn dù đã qua 2 ngày.

Sai lầm trong khi chăm sóc vết thương nhiễm trùng 

cách thay băng vết thương
Không nên sử dụng ô xy già hay những dung dịch mạnh
  • Dùng oxy già để rửa vết thương

Đây là sai lầm mà nhiều đang người gặp phải, vì bản chất của oxy già là một chất sát khuẩn rất mạnh. Cùng với việc tiêu diệt đi các vi khuẩn chúng sẽ còn phá hủy đi cả các tế bào đang lành. Hoạt chất này chỉ được các bác sĩ duy nhất sử dụng một lần vào lúc làm sạch ở ngày đầu. Những ngày sau đó, nếu như sử dụng lại oxy già sẽ có thể phá hủy đi các mô liên kết mới hình thành, vết thương sẽ lâu lành hơn so với bình thường. Hãy sử dụng cồn i-ốt, nước muối sinh lý để rửa vết thương nhiễm trùng là phương án tốt nhất.

  • Ngâm vết thương vào các dung dịch dân gian

Khi vết thương của bạn bị ngâm trong nước thì lớp biểu bì da sẽ có khuynh hướng bị mềm ra. Điều này sẽ tạo sự thuận lợi cho những sự xâm nhập của vi khuẩn. Hãy để cho vết thương ở trong trạng thái khô ráo là tốt nhất.

  • Đắp thuốc lá, rắc thuốc bột lên vết thương:

Khi dịch rỉ ra từ vết thương hòa cùng với thuốc bột hay lá đắp lên sẽ tạo ra một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Chưa nắm rõ hiệu quả hay chứng minh được việc rắc thuốc bột hay đắp thuốc lá có thực sự hiệu quả hay không. Nhưng việc này sẽ rất dễ gây thêm nhiễm trùng vết thương hơn, vậy nên hãy cẩn trọng khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong quá trình chăm sóc vết thương nhiễm trùng.

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *