Chăm sóc vết thương do ghép da

Chăm sóc vết thương sau ghép da rất quan trọng, đóng vai trò trong việc thúc đẩy liền thương, giảm các nguy cơ xấu như để lại sẹo cũng như hạn chế nhiễm khuẩn vết thương.

Ghép da là một phẫu thuật thông thường nhằm tạo để làm lành các vết thương do bỏng, tai nạn hay bệnh liên quan tới việc thay da. Vết thương ghép da cũng sẽ được chăm sóc đặc biệt hơn để tránh việc ứ dịch và đảm bảo tính thẩm mỹ cho vết thương. Hầu hết các phẫu thuật ghép da phục vụ hồi phục thẩm mỹ.

Để chăm sóc vết thương do ghép da tốt, bạn nên đọc qua những thông tin cơ bản về phẫu thuật ghép da như sau:

Trong phẫu thuật ghép da, bác sĩ sẽ lấy một miếng da mỏng hoặc dày từ vùng da không bị bỏng (vùng cho da) ghép lên vùng cần ghép da (bỏng, tai nạn) đã được cắt bỏ hoại tử, có tổ chức hạt đỏ, sạch và bằng phẳng. Các bác sĩ sẽ sử dụng mảnh da có kích thước lớn ghép vào các vùng thẩm mĩ, vùng vận động như mặt, cổ, tay, các ngón tay hoặc khi diện tích cần ghép không lớn. Trong trường hợp diện tích vùng cần ghép quá lớn, có thể chuyển sang sử dụng mảng da dưới mắt lưới nhằm làm tăng diện tích che phủ gấp 3 – 4 lần so với diện tích da lấy.

Các lỗ được tạo ra trong mảnh da khía mắt lưới cho phép dẫn lưu được dịch tồn đọng trong nền vết thương, tránh ứ dịch dưới mảnh da ghép. Mảnh da ghép sống được là nhờ sự thẩm thấu chất dinh dưỡng nơi nhận. Hoặc vạt da là khối da và mô cho khi được ghép sẽ cần khâu nối mạch máu của vạt da vối vùng ghép để tái lập tuần hoàn nuôi sống vạt da.

Vết thương do ghép da

Về kỹ thuật ghép da có nhiều loại:

  • Ghép da tự thân: Là vùng da cho và da nhận trên cùng một bệnh nhân, loại da này sẽ sống vĩnh viễn trên nền da ghép.
  • Ghép da đồng loại: Là da cho lấy từ người khác, da này chỉ che phủ tạm thời, không được để quá 5 ngày mà không thay băng.
  • Ghép da dị loại: Da ghép ở loại động vật khác, da ghép phải thay băng mỗi ngày, nguy cơ nhiễm trùng cao.
  • Ghép da nhân tạo: Với chất liệu silicone, polyvinyl chlorid derivate cũng mang tính chất tạm thời.

Phẫu thuật ghép da được áp dụng cho đối tượng bệnh nhân sau:

  • Người bị nhiễm trùng da gây mất một mảng da lớn.
  • Người bệnh bị bỏng.
  • Vùng da bị tổn thương hoặc mất một phần da do phẫu thuật thẩm mỹ hoặc do phẫu thuật tái tạo.
  • Trường hợp bị ung thư da.
  • Người bệnh bị các vết loét không lành, các vết thương lớn có hiện tượng hoại tử.
  • Người có vết thương lớn sau khi giải phẫu không được khâu đúng cách.

Sau khi ghép da sẽ gặp các triệu chứng sau:

Sau khi ghép da khoảng 36 giờ thì các mạch máu mới bắt đầu liên kết với nhau. Người bệnh phải băng gạc vùng da này trong khoảng từ 1 – 2 tuần và không được cử động mạnh. Thường người bệnh sẽ phải uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cảm giác đau nhẹ kèm theo tình trạng da mặt căng giãn sau mổ do một lượng mô mỡ mới được bơm vào dưới da. Nên hạn chế cử động vùng da vừa ghép tránh tình trạng xô lệch vùng da vừa ghép. Cẩn thận trong việc chăm sóc vết thương giai đoạn này vì gạc thông thường có thể kéo vùng da vừa ghép ra khỏi vết thương.

Một số trường hợp sẽ có tình trạng sưng nề bầm tím và có thể kéo dài. Đây là hiện tượng bình thường tự nhiên sau ghép da, sưng nề sẽ giảm dần trong tuần đầu tiên và trở lại hoàn toàn bình thường sau 3 – 6 tháng tùy theo cơ địa. Các bạn không nên quá lo lắng về biểu hiện da sau phẫu thuật này nhé.

Do cơ thể chưa quen với tình trạng da mới cộng thêm với việc sưng nề sẽ diễn ra khác nhau ở mỗi bên có thể các bạn sẽ gặp phải tình trạng mất cân đối tạm thời vùng mặt sau phẫu thuật căng da.  Tuy nhiên tình trạng này sẽ dần cải thiện sau vài tuần không nên lo lắng.

Với tác dụng phụ của thuốc gây tê khi phẫu thuật nên sẽ có cảm giác tê bì vùng da mặt. Triệu chứng này xảy sẽ hồi phục hoàn toàn sau phẫu thuật ghép da từ 3 – 6 tháng, có thể nhanh hơn tùy theo cơ địa từng người.

Sau phẫu thuật bệnh nhân cần từ 3 – 4 tuần nghỉ dưỡng để phục hồi hoàn toàn

CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG SAU GHÉP DA

  • Thay băng theo chỉ định của bác sĩ: nên thay băng sau 3 – 5 ngày ghép da theo chỉ định của bác sĩ. Các chỉ định thay băng sau đó thường căn cứ vào tình trạng của vết thương. Các bạn nên tuân thủ theo đúng phác đồ chăm sóc của bác sĩ. Đối với vùng cho da, điều dưỡng có thể bóc từng lớp gạc xốp bên ngoài, để lại lớp gạc dầu bên trong. Nếu diễn biến thuận lợi sau 7 – 10 ngày vùng cho da sẽ tự liền.
  • Không được tự ý gãi, va chạm hay tạo áp lực lên vùng mặt vừa ghép da. Lúc này vùng da ghép và vùng da cho đang bị tổn thương tránh gây va chạm sẽ dễ gây chảy máu và tụ máu không tốt cho quá trình phục hồi da. Ngoài ra các bạn không nên cười, không há miệng to để tránh việc gây tổn thương, rách vùng da ghép trên mặt nhé.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống phù nề, thuốc chống sẹo…theo chỉ đinh của bác sĩ. Không tự ý thoa hay xịt các sản phẩm lành sẹo trôi nổi trên thị trường rất nguy hiểm sẽ viêm nhiễm, có khi hoại tử vùng da ghép rất khó có thể chữa lành như ban đầu.
  • Luôn mang đai định hình mặt sau phẫu thuật để giúp hạn chế sưng phù nề, hơn nữa để cố định vùng da ghép theo đúng vị trí cần ghép. Việc này rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng vùng da sau ghép khá nhiều. Với các hoạt động hàng ngày của chúng ta không thể tránh được việc làm xô lệch miếng mới ghép khi chưa bám chắc, kết dính với vùng da ghép.
  • Không đi xông hơi trong vòng 4 tuần sau phẫu thuật ghép da vì việc này sẽ ảnh hưởng tới quá trình phục hồi da sau ghép. Hơi nóng ẩm từ việc xông hơi sẽ làm da giãn ra sẽ làm căng vết chỉ khâu gây khó chịu và dễ hút bụi bẩn vào lớp da mới ghép gây viêm nhiễm.

Mua gạc chăm sóc vết thương: Gạc Tiên Tiến HETIS

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *