Chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng liệu có khó như bạn nghĩ hay không

Vết thương nêu như không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng. Vậy phải làm sao để xử lý, chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng và phòng tránh vấn để này khi bị thương? Vết thương khi không được vệ sinh kỹ lưỡng sẽ có thể bị nhiễm trùng trong khoảng 24 -72 giờ kể từ khi có thể bắt đầu bị thương. Việc điều trị y tế kịp thời sẽ giúp không để lại di chứng nguy hiểm tuy nhiên có thể để lại sẹo sau khi lành.

Vết thương bị nhiễm trùng là gì?

Chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng chú ý đến những dấu hiệu bất thường

Những vết thương mà bị nhiễm trùng sẽ có dấu hiệu nhận biết như là: sưng đỏ, đau – có mủ. Vùng da bị đỏ có bán kính khoảng 2 – 3mm xung quanh miệng vết thương và thậm chí có thể sẽ lan rộng ra thêm nữa.

Đau- cũng là cảm giác rất bình thường khi đang bị thương, tuy vậy hiện tượng đau – sưng cũng chỉ kéo dài đến ngày thứ hai sau khi bị thương và sau đó sẽ giảm dần. Trường hợp nhiễm trùng lan ra ngoài vết thương, sự xâm nhập của vi khuẩn sẽ đi theo kênh bạch huyết và hình thành nên những vệt đỏ. Nhiễm trùng mà bị lan vào máu rất có thể gây nên hiện tượng nhiễm trùng máu thì người bệnh sẽ bắt đầu bị sốt cao.

Nếu như vết thương chỉ bị nhiễm trùng nhẹ, có thể thấm / chườm nước muối (có thể pha theo công thức 2 muỗng cà phê muối hòa với một lít nước sạch), sau đó hãy lau khô lại vết thương. Lặp lại 3 lần /ngày, mỗi lần trong khoảng 15 phút. Nhưng nếu như vết thương đã được khâu lại thì không nên ngâm trong nước bởi sẽ làm gia tăng thêm nguy cơ nhiễm trùng cho vết thương.

Chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng

Sát khuẩn vết thương

Sát khuẩn lại vết thương là bước làm sạch nhất thiết phải có để giúp tiêu diệt vi khuẩn – nguyên nhân trực tiếp gây nên nhiễm trùng. Dung dịch sát khuẩn bạn sử dụng cần đủ mạnh sẽ giúp giải quyết được phần nhiễm trùng ở ngoài da. Với những tổn thương nhiễm trùng mà không quá nghiêm trọng, dung dịch sát khuẩn sẽ là một giải pháp xử lý, chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.

Một lý dó hiện nay là các dung dịch sát khuẩn trên thị trường phần lớn đều chưa thể đáp ứng được yêu cầu này. Đa phần đều tồn tại rất nhiều nhược điểm khó khắc phục như là:

  • Chưa đủ mạnh về tính sát khuẩn, không thể tiêu diệt được màng biofilm vi khuẩn.
  • Hiệu quả, tác dụng ngắn, sẽ mất hiệu lực ngay sau khi ngừng sử dụng.
  • Gây nên xót khi sử dụng.
  • Tổn thương các mô hạt, khiến cho vết thương chậm lành hơn.

Bởi vậy, bạn cần phải lựa chọn sản phẩm dung dịch sát khuẩn thích hợp, tác dụng nhanh nhưng đảm báo được sự dịu nhẹ trên da

Băng vết thương

quy trình thay băng vết thương

Băng vết thương chính là cách tạo ra một rào chắn tạm thời để che chắn, bảo vệ, ngăn cản dị vật xâm nhập vào trong. Đây cũng sẽ là biện pháp giúp cầm máu với những vết thương sâu, khi mà quá trình đông máu tự nhiên chưa đủ để hỗ trợ làm cho ngừng chảy máu.

Chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng nên băng lại để đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, việc băng bó cũng cần phải tuân thủ một số nguyên tắc như sau:

  • Gạc- băng phải tuyệt đối vô trùng
  • Không nên băng quá chặt để tránh gây đau, vì quá kín cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phát triển.
  • Thường xuyên thay băng gạc, ít nhất 1 lần/ ngày.
  • Nếu như thấy băng gạc dính chặt vào vết thương khó gỡ, có thể thấm ướt bằng nước muối sinh lý để làm mềm và tháo ra từ từ. Thao tác thay băng mà quá mạnh tay cũng có thể làm xô lệch, gây thêm tổn thương và khiến chảy máu nhiều hơn.

Loại băng gạc tối ưu được khuyên dùng chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng là băng hydrocolloid.

Thuốc kháng sinh (nếu cần) theo chỉ định

Chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng: khi thấy có dấu hiệu nhiễm trùng vết thương hay toàn thân như sốt cao > 38.5°C, nhịp tim tăng nhanh, vết thương bị sưng đau -chảy mủ nhiều, bệnh nhân nên đi đến gặp bác sĩ để tái khám, tư vấn dùng thêm kháng sinh. Việc sử dụng kháng sinh sẽ giúp kiểm soát tốt hơn tình trạng nhiễm trùng toàn thân, ngăn ngừa những biến chứng nặng xảy ra. Tùy thuộc vào tình trạng của vết thương, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng thêm kháng sinh theo đường tiêm / đường uống.

Kháng sinh phải được dùng theo đơn kê của bác sĩ, bệnh nhân cần tuân thủ đúng liều dùng, không nên dùng quá liều và ngăn ngừa tác dụng phụ xảy ra. Tuyệt đối không dùng kháng sinh tự tiện hay nghiền thuốc thành bột để rắc lên vết thương đang bị hở.

Phát hiện dấu hiệu bất thường như dưới đây, hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất.

  • Vết thương gây nhiều đau đớn hơn bình thường.
  • Người bệnh bị sốt quá cao không được rõ nguyên nhân, hạ sốt rất khó
  • Xuất hiện những vệt đỏ kéo dài ngay gần vết thương
  • Có hiện tượng nhiễm trùng xảy ra ở trên bề mặt của vết thương
  • Người bệnh có vẻ rất, mệt mỏi, yếu ớt, uể oải.

Gọi cho bác sĩ hỗ trợ trong vòng 24 giờ nếu thấy:

  • Vết thương có mủ / mủ chảy ra nhiều từ vết thương
  • Nốt mụn bị hình thành ngay tại chỗ kim khâu đi qua lớp da
  • Vết thương nhiễm trùng trở nên đau đớn nhiều hơn hơn dù đã qua 2 ngày sau đó
  • Vệt đỏ lan rộng ra thêm
Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *