Chăm sóc vết mổ áp xe chuẩn khoa học

Áp xe là hiện tượng cơ thể nhiễm trùng, hệ miễn dịch sẽ thực hiện công việc tiêu diệt vi khuẩn từ đó hình thành ổ dịch. Áp xe gây đau đớn cũng như nguy hiểm cho người bị. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng bạn cách chăm sóc vết mổ áp xe chuẩn khoa học nhất.

Áp xe là gì?

Áp xe là hình thành túi dịch chứa mủ, túi dịch mủ hình thành do cơ chế miễn dịch tự nhiên. khi cơ thể bị xâm nhập bởi các vi khuẩn hay vi trùng thì hệ miễn dịch sẽ tự động kích hoạt để loại bỏ chúng. Dịch mủ trong ổ áp xe là hỗn hợp bao gồm các bạch cầu, xác vi trùng và các mảnh tế bào chết.

Áp xe là hình thành túi dịch chứa mủ, túi dịch mủ hình thành do cơ chế miễn dịch tự nhiên
Áp xe là hình thành túi dịch chứa mủ, túi dịch mủ hình thành do cơ chế miễn dịch tự nhiên
  • Triệu chứng của áp xe nhìn chung là sốt, khó chịu vùng tổn thương sưng đỏ và có thể nôn mửa.
    Áp xe dưới da: Áp xe răng, áp xe cơ, áp xe vú… triệu chứng là sưng tấy, đau và vết sưng mềm chứa dịch mủ….
  • Áp xe trong cơ thể: ví dụ trong hậu môn, áp xe gan, áp xe phổi…. Triệu chứng không rõ ràng khó nhận biết. Áp xe nội cần phải chờ đến các thăm dò chẩn đoán hình ảnh

Nguyên nhân gây ra áp xe có nhiều nguyên nhân như:

  • Do nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng hoặc chất lạ do hệ miễn dịch suy yếu và khả năng chống nhiễm trùng bị suy giảm
  • Những nguyên nhân ít gặp hơn như: hóa trị, bệnh tiểu đường, ung thư, AIDS, bệnh hồng cầu hình liềm….
  • Một số nguyên nhân khác do vệ sinh kém, tuần hoàn kém cũng là nguyên nhân gây nên áp xe

Xử lý khi bị áp xe

Khi bị áp xe tùy theo kích thước mà bác sĩ sẽ có cách xử lý khác nhau như:

  • Đối với ổ áp xe nhỏ

Thường những ổ áp xe nhỏ trên da sau thời gian sẽ tự khô dịch mủ và lành lại một số trường hợp nặng hơn thì dùng thuốc và điều trị theo hướng dẫn bác sĩ.

  • Đối với áp xe lớn

Những ổ áp xe lớn thì nên làm 1 cuộc phẫu thuật để chích hút hoặc rạch ra để lấy dịch mủ. Giúp nhiễm trùng mau lành và không gây nguy hiểm cho người bị. 

Chăm sóc vết mổ áp xe

Sau khi tiến hành mổ áp xe bạn cần bước vào giai đoạn chăm sóc vết mổ áp xe. Theo đúng quy định sau:

Về chế độ dinh dưỡng

Tránh tuyệt đối các món ăn gây ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương như: rau muống, thịt gà, lòng trắng trứng gà, đồ nếp…. Những thực phẩm này sẽ khiến vết thương lâu lành và mưng mủ. Đồng thời để lại sẹo lồi sau khi lành.

Vệ sinh

Tránh bụi bẩn để ngăn vi khuẩn xâm nhập, rửa vết thương bằng nước ấm, thay băng gạc thường xuyên hoặc đến các cơ sở y tế. Tránh việc làm sai có thể gây ảnh hưởng đến vết thương

Mua Gạc Tiên Tiến HETIS: Tại đây

Tránh bụi bẩn để ngăn vi khuẩn xâm nhập, rửa vết thương bằng nước ấm, thay băng gạc thường xuyên hoặc đến các cơ sở y tế
Tránh bụi bẩn để ngăn vi khuẩn xâm nhập, rửa vết thương bằng nước ấm, thay băng gạc thường xuyên hoặc đến các cơ sở y tế

Vận động

Nghỉ ngơi vận động bằng những bài tập nhẹ nhàng

Tái khám thường xuyên để nắm bắt tình hình phục hồi của vết thương phòng ngừa khả năng viêm nhiễm.

Nhìn chung mổ áp xe không phải là quá nguy hiểm nó là 1 hình thức phẫu thuật phổ biến để giải quyết vấn đề nhiễm trùng bên ngoài và bên trong cơ thể. Vì thế sau quá trình phẫu thuật người bệnh nên chăm sóc vết mổ áp xe đúng cách vừa để ngăn ngừa vi khuẩn quay lại lại đảm bảo an toàn nhé.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *