Cần lưu ý điều gì khi xử lý vết thương mưng mủ

Vết thương mưng mủ là sự cố không ai muốn gặp phải trong quá trình điều trị. Bởi trong cuộc sống thường ngày, việc gặp sự cố khiến da bị trầy xước / nặng hơn là vết thương mưng mủ, nhiễm trùng là điều rất khó tránh khỏi. Việc quan trọng lúc này là cần xử lý vết thương đúng cách và nhanh chóng, hạn chế để tình trạng nặng thêm. Dưới đây là một vài lưu ý trong việc xử lý cùng với chế độ dinh dưỡng khi vết thương bị mưng mủ.

Nguyên nhân khiến vết thương mưng mủ

Vết thương mưng mủ là đấu hiệu cho thấy vết thương đang bị nhiễm trùng.

Có rất nhiều lý do làm cho vết thương mưng mủ. Trong số đó, chủ yếu là bởi các nguyên nhân sau:

  • Vết thương bị nhiễm trùng:

Đa số, các vết thương mưng mủ đều là dấu hiệu nhận biết của nhiễm trùng. Hiện tượng nhiễm trùng này có nguyên nhân sâu xa chính là do trong quá trình chăm sóc không sạch sẽ, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại, cản trở vết thương phục hồi.

Bên cạnh đó, việc xử lý vết thương bằng các dụng cụ tiệt trùng kém, vải phẫu thuật , chỉ khâu không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng vết thương mưng mủ và mùi hôi rất khó chịu xuất hiện. Ngoài ra còn có trường hợp khiến vết thương bị nhiễm trùng chính là trong quá trình sơ cứu, đã để sót lại dị vật (hy hữu)  khiến vết thương bị sưng tấy, mưng mủ, khó liền lại được.Đa phần những vết thương mưng mủ do nhiễm trùng thường sẽ đi kèm các hiện tượng có cảm giác đau nhức sưng tấy, mùi hôi khó chịu và sốt nhẹ ở bệnh nhân.

  • Vết thương sưng tấy do dị ứng

Có một nguyên nhân khác nhưng ít xảy ra cũng khiến cho vết thương mưng mủ là do cơ địa của người bệnh quá mẫn cảm . Trên thực tế, một số trường hợp nhạy cảm, cơ thể thường sẽ phản ứng mạnh mẽ với các loại băng phẫu thuật, chỉ khâu dùng để nối liền vết thương, bởi vậy cũng sẽ gây ra hiện tượng mưng mủ khó chịu cho bệnh nhân.

  • Vết thương mưng mủ do hệ miễn dịch kém

Theo như các nhà nghiên cứu đưa ra, bệnh nhân bị các bệnh mãn tính nghiêm trọng ở một số cơ quan nội tạng như: tiểu đường, gan, tim, phổi, thận hay nhiễm HIV thường sẽ có hệ miễn dịch yếu hơn so với người bình thường. Chính vì thế cũng sẽ khiến cho vết thương của những bệnh nhân này dễ bị mưng mủ hơn so với những người khỏe mạnh.

Điều trị vết thương mưng mủ

Tùy vào từng trường hợp vết thương mưng mủ mà sẽ có cách giải quyết, điều trị khác nhau:

  • Trường hợp vết thương mưng mủ do hệ miễn dịch kém/ dị ứng: cách tốt nhất để xử lý là nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được nhận sự giúp đỡ. Chúng ta không nên tự ý chữa trị tại nhà bởi vì chúng có thể khiến vết thương trầm trọng hơn so với ban đầu.
  • Trường hợp vết thương đã bị nhiễm trùng: cần tìm hiểu nguyên nhân sâu xa khiến vết thương bị nhiễm trùng là vì lý do gì. Khi vết thương mưng mủ vì còn sót dị vật, nên đến gặp bác sĩ phẫu thuật sớm để được kiểm tra vết thương và hỗ trợ kịp thời. Trường hợp vết thương bị nhiễm khuẩn, nhưng không quá nguy hiểm, người bệnh có thể chữa trị tại nhà theo các bước dưới đây:
Vết thương mưng mủ cần phải được xử lý kịp thời để hạn chế những biến chứng không đáng có.

– Bước 1: cắt / mở vết thương rồi rửa sạch bằng dung dịch nước muối sinh lý naCl 0.9%. Hãy cắt bỏ các phần mô chết và những tế bào hoại tử (nếu có). Chú ý, trước và sau khi tiến hành rửa vết thương, tay cần được rửa sạch sẽ với xà phòng để tránh lây lan trên diện rộng.

– Bước 2: Sử dụng thuốc mỡ có chứa thành phần kháng sinh bôi lên vết thương / uống thuốc kháng sinh (theo chỉ định của bác sĩ)

– Bước 3: Nếu như vết thương mưng mủ nhẹ, diện tích hẹp, dùng băng cá nhân che lại vết thương sau khi đã vệ sinh.  Nếu vết thương rộng, nên dùng gạc y tế băng lại cẩn thận. không băng quá chặt khiến máu khó lưu thông.

Lưu ý: hãy bảo vệ vết thương khỏi ánh nắng mặt trời trực tiếp cũng như giữ vết thương luôn khô ráo và sạch sẽ. người bệnh cần thường xuyên theo dõi diễn tiến của vết thương để năm bắt tình hình. Nếu thấy vẫn có tình trạng bị đau nhức / có triệu chứng gai sốt, thì cần nhanh chóng di chuyển đến cơ sở y tế để điều trị bởi có thể vết thương đã bị nhiễm trùng nặng hơn so với bạn nghĩ

 Vết thương mưng mủ nếu không được đúng lúc, xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Bởi vậy, cần đặc biệt quan tâm tới vết thương để có cách xử lý hiệu quả nhất.

  • Sử dụng thuốc kháng sinh cho vết thương mưng mủ

Vết thương mưng mủ là vết thương đã bị nhiễm trùng thì việc sử dụng kháng sinh là rất cần thiết. Có thể sử dụng dạng thuốc uống, nếu nhiễm trùng nặng thì cần sử dụng kháng sinh dạng tiêm.

Trên thị trường có rất nhiều loại kháng sinh, việc lựa chọn thuốc nào cho bệnh nhân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm điều trị của người thầy thuốc.

Chế độ dinh dưỡng khi vết thương mưng mủ

Vết thương mưng mủ nên hạn chế thực phẩm như: gà, rau muống, đồ nếp…

Người đang có vết thương mưng mủ cần hạn chế/ kiêng những loại thực phẩm như: thịt bò, thịt gà  rau muống, đồ nếp, thực phẩm gây dị ứng…bởi có thể làm tăng cơn đau, nhức và tạo ra mủ nhiều hơn.

Những thực phẩm sau đây sẽ giúp vết thương của người bệnh mau lành:

  • Bổ sung nhiều chất đạm bằng thực phẩm: thịt, cá, các loại đậu, trứng… (có tác dụng tạo ra các tế bào mới)

  • Ăn nhiều gan, sữa, những loại rau có màu xanh đậm, màu đỏ: cà chua, cà rốt, ớt chuông… bởi đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều sắt, tốt cho quá trình hình thành máu.

  • Các loại rau, củ quả tươi như: đu đủ, dưa hấu, cam, rau cải, thanh long,…giúp tăng cường sức đề kháng để cơ thể chống lại vi khuẩn gây nên mưng mủ,nhiễm trùng.

  • Nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…
Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *