Cách xử lí loét cùng cụt

Vùng cùng cụt là một trong những vùng dễ bị tổn thương nhất. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý loét cùng cụt hiệu quả dành cho bệnh nhân già người ít vận động và nằm liệt lâu năm.

Những cách chăm sóc vùng loét cùng cụt

Dưới đây là những cách chăm sóc loét cùng cụt các bạn cần lưu ý:

Vệ sinh sơ bộ vùng bị loét

ở trên bề mặt vùng loét sẽ tồn tại rất nhiều bụi bẩn mảnh da chết cùng dịch viêm, mô hoại tử. Các yếu tố này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc vết thương về sau.

ở trên bề mặt vùng loét sẽ tồn tại rất nhiều bụi bẩn mảnh da chết cùng dịch viêm, mô hoại tử
ở trên bề mặt vùng loét sẽ tồn tại rất nhiều bụi bẩn mảnh da chết cùng dịch viêm, mô hoại tử

Với loại vết loét nhẹ, dịch mủ cùng mô chết tồn tại rất nhiều bạn có thể lau sạch bằng khăn ướt. Nếu vết loét nặng và ăn sâu thì dịch mủ chảy ra nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc. Bên cạnh đó, hoại tử nặng kèm theo các biểu hiện như mảng thịt đen, mùi hôi thối,…. đối với tình trạng này bạn nên đến nhờ sự tư vấn của nhân viên y tế.

Làm sạch sâu bằng dung dịch sát khuẩn

Sát khuẩn được xem là bước quan trọng nhất. Vệ sinh vết loét này nếu sạch sẽ hạn chế nhiễm trùng cũng như nguy cơ tổn thương ăn sâu. Bên cạnh đó thì dung dịch sát khuẩn còn mang đến hiệu quả làm sạch cùng khử mùi.

Thoa kem dưỡng ẩm

Vết loét thường kèm chảy mủ cùng dịch vì thế cần phải được làm sạch và khô thoáng. Tuy nhiên, khi vết loét vào tình trạng khô thì việc dưỡng ẩm cần được lưu ý. Theo các nhà nghiên cứu thì độ ẩm có vai trò kích thích vết loét nhanh lành. Vì thế bạn nên dùng kem dưỡng ẩm hàng ngày cho bệnh nhân 

Băng vết loét

Băng vết loét là một trong những bước cần thiết để ngăn cản dị vật xâm nhập bảo vệ vết loét hạn chế tiếp xúc với quần áo…. Bệnh nhân khi băng vết loét cần phải lưu ý:

Nên lựa chọn loại băng gạc phù hợp

  • Không nên băng quá chặt tránh làm ảnh hưởng lưu thông máu
  • Thay băng 1 lần/ ngày để bảo vệ vệ sinh và theo dõi vết loét

Một số điều cần lưu ý chăm sóc vết loét cùng cụt

Áp lực tỳ đè là nguyên nhân chính gây nên tình trạng loét cùng cụt. Vì thế bạn nên hạn chế nguyên nhân này

Áp lực tỳ đè là nguyên nhân chính gây nên tình trạng loét cùng cụt.
Áp lực tỳ đè là nguyên nhân chính gây nên tình trạng loét cùng cụt.

Khi vết loét xương cùng cụt, người bệnh nên chọn phương án nằm sấp hoặc nằm nghiêng không nên nằm ngửa. Các tư thế nằm cần thay đổi 2h/lần. 

Để giảm áp lực tì đè bệnh nhân có thể dùng đệm hơi hoặc các loại giường hỗ trợ, đệm khí nếu có điều kiện

Tăng cường lưu thông máu

Máu được xem là nguồn cung cấp dinh dưỡng cực kì quan trọng tới vùng vết loét. Tuy nhiên với bệnh nhân bị loét thì việc lưu thông máu vô cùng khó khăn.

Để hạn chế tình trạng này người nhà nên tăng cường lưu thông máu bằng việc xoa bóp nhẹ nhàng. Không nên thực hiện quá mạnh.

Không tự ý rắc thuốc bột lên vết loét

Không nên tự ý rắc thuốc bột lên vết thương bị loét vì nó khiến vết thương trở nên nặng hơn. Do vón cục và đóng mảng khi tiếp xúc dịch mủ, vi khuẩn sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở ăn sâu vào lớp mỡ dưới cơ. Vì thế bạn tuyệt đối không nên dùng thuốc bột rắc lên vết thương loét.

Lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp với vết loét

Oxy già hay cồn thường được mọi người lựa chọn trong sát khuẩn vết thương song đối với vết loét vùng cùng cụt thì đây là điều bạn nên tránh. Vì những loại này không chỉ gây nên tình trạng xót, tổn thương mô hạt mà còn làm vết thương chậm lành

Trên đây chúng tôi vừa  hướng dẫn bạn Cách xử lí loét cùng cụt. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có được vết thương nhanh lành và hiệu quả nhất.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *