Cách vệ sinh vết thương hở đúng cách

Vết thương hở là một trong những vết thương gây nên nhiều biến chứng cho bệnh nhân nếu như không được chăm sóc đúng cách. Dưới bài viết này chúng tôi sẽ mách bạn cách vệ sinh vết thương hở chuẩn nhất.

Phân loại vết thương hở

Vết thương hở bao gồm có các loại vết thương sau:

Vết thương trầy xước

Đây là vết thương hình thành khi da cọ xát với 1 bề mặt cứng hoặc thô ráp. Mặc dù ít khi chảy máu song bạn nên vệ sinh vết thương sạch sẽ để loại bỏ nhiễm khuẩn

Đây là vết thương hình thành khi da cọ xát với 1 bề mặt cứng hoặc thô ráp
Đây là vết thương hình thành khi da cọ xát với 1 bề mặt cứng hoặc thô ráp

Vết rách

Vết rách thường là vết thương hở sâu gây ra do tai nạn hoặc sự cố liên quan đến dao, máy móc…. Loại vết thương này gây chảy máu

Vết co kéo

Thường liên quan đến việc da bị kéo một cách mạnh bạo như vụ nổ, tai nạn xe, động vật tấn công

Vết thủng

Vết thủng thường tạo thành lỗ trên mô da, Các mảnh vụn à kim tiêm khiến vết thương bị thủng cấp tính. ngoài ra các vết thương do dao, đạn tạo thành thường gây tổn thương sâu đến nội tạng

Vết mổ

Đây là vết thương sạch và có đường thẳng. Nó liên quan đến dao, lưỡi lam, kính vỡ….. Vết thương mổ chảy nhiều máu và nhanh. Nếu sâu có thể gây tổn thương cơ dây thần kinh

Vết thương mổ chảy nhiều máu và nhanh.
Vết thương mổ chảy nhiều máu và nhanh.

Cách vệ sinh vết thương hở

Nếu vết thương hở nhẹ hoặc cấp tính có thể không cần đến bệnh viện bạn có thể tự xử lí tại nhà. Song đối với những vết thương hở chảy máu thì nên được chăm sóc ngay.

Các bước chăm sóc bao gồm có:

Vệ sinh tay trước khi vệ sinh

Khâu rửa tay có vai trò vô cùng quan trọng. Bạn nên làm sạch tay trước khi chạm vào vết thương. Bạn có thể dùng xà phòng hay nước sát khuẩn để làm sạch tay sẽ làm hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.

Bạn nên làm sạch tay trước khi chạm vào vết thương
Bạn nên làm sạch tay trước khi chạm vào vết thương

Bên cạnh đó nếu bạn có găng tay y tế thì nên dùng để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với miệng vết thương.

Cầm máu vết thương

Đối với vết thương hở sẽ chảy rất nhiều máu vì thế bạn nên tiến hành cầm máu trước khi băng bó. 

Bạn có thể dùng miếng vải sạch đắp lên vết thương rồi kẹp chặt lại để thúc đẩy đông máu. Nếu không có sẵn băng gạc sạch có thể dùng tay ấn trực tiếp lên miệng vết thương. Lưu ý nên để miệng vết thương cao hơn tim hạn chế máu chảy đến khu vực này.

Đối với vết thương sâu diện tích rộng máu chảy nhiều bạn nên đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ cầm máu kịp thời.

Rửa vết thương

Sau khi máu đã ngừng chảy bạn hãy tiến hành rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc nước sát khuẩn để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó lau nhẹ nhàng bằng khăn sạch. Nếu có mảnh vụn xung quanh hãy dùng nhíp gắp bỏ. Lưu ý không nên dùng nước oxy già hoặc cồn rửa vết thương vì nó sẽ loại các vi khuẩn có lợi xung quanh tổn thương mô hạt và làm vết thương lâu lành.

Sát trùng vết thương

Đây là khâu quan trọng trong việc chăm sóc vết thương hở. Bạn nên lựa chọn các loại thuốc sát trùng phù hợp để ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn.

Loại nước sát trùng nên đảm bảo các tiêu chí: Phổ kháng khuẩn rộng, không xót và kích ứng, không làm tổn thương mô hạt đồng thời hiệu quả nhanh chóng.

Băng vết thương hở

Đây cũng được xem là khâu quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục cũng như vết thương có nhiễm khuẩn không. Bạn nên sử dụng băng vô trùng để tránh nhiễm khuẩn.

Bạn nên sử dụng băng vô trùng để tránh nhiễm khuẩn.
Bạn nên sử dụng băng vô trùng để tránh nhiễm khuẩn.

Đối với vết thương hở nhỏ thì tốt nhất không nên băng bó. Để vết thương thông thoáng sẽ nhanh lành hơn. không nên băng quá chặt vì nó sẽ làm giảm lưu lượng máu đến vết thương khiến vết thương lâu lành.

Thay băng vết thương

Bác sĩ khuyên rằng đối với vết thương hở bạn cần thay băng ít nhất khoảng 24 giờ một lần hoặc thay khi vết thương bị ướt bẩn. Mỗi lần thay băng bạn nên rửa sạch và bôi kháng sinh hoặc thuốc mỡ lên trên.

Khi vết thương có hiện tượng lành và khô bạn có thể không cần băng bó lại nữa.

Theo dõi vết thương

Trong quá trình chăm sóc vết thương hở bạn nên quan sát vết thương để phát hiện nhiễm trùng. Khi vết thương có dấu hiệu như sưng đỏ, mẩn, chảy mủ hoặc nóng xung quanh thì bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xử lí.

Bên cạnh những yếu tố trên thì bạn nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân có vết thương hở. Ăn nhiều đồ ăn chứa chất dinh dưỡng như vitamin A, B, C… các loại hạt. Tuyệt đối tránh các loại thực phẩm như hải sản, rau muống, thịt bò… vì có thể khiến vết thương để lại sẹo lồi

Trên đây chúng tôi vừa hướng dẫn bạn cách vệ sinh vết thương hở đúng cách. Hy vọng sẽ giúp bạn có được cách chăm sóc vết thương đúng nhất.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *