Cách vệ sinh vết mổ đẻ- tuyệt chiêu mẹ không được quên

Cách vệ sinh vết mổ đẻ làm sao để nhanh lành và hạn chế để lại sẹo là vấn đề được các chị em mang bầu đặc biệt quan tâm. Hiên nay vì một số lý do rất nhiều thai phụ lựa hoặc được bác sĩ chỉ định là sinh mổ để hoàn thành việc thiêng liêng-  “vượt cạn” và phương pháp có thể hạn chế được nhiều biến chứng khi sinh.

Cách chăm sóc vết mổ đẻ hiệu quả tránh để lại sẹo hãy vệ sinh, tập luyện sớm

Cách vệ sinh vết mổ đẻ

Tuần lễ đầu tiên

Ngày đầu tiên sau sinh mổ vượt cạn thàng công, cần thời gian để vết mổ được lành và hồi phục về mặt cấu trúc ,lúc này các bác sĩ (sản phụ khoa) sẽ có nhiệm vụ chăm sóc cơ thể cho mẹ/ vệ sinh vết mổ hàng ngày cho sản phụ. Với những trường hợp cần thiết, thuốc giảm đau sẽ được bác sĩ cho mẹ sử dụng, một số loại thuốc kháng sinh ( với những mẹ đang có dấu hiệu nhiễm trùng), co hồi tử cung để tránh các biến chứng/  nhiễm trùng có thể sảy ra sau khi mổ. Không nên lo lắng bởi những loại thuốc này sẽ không làm mất sữa hay ảnh hưởng tới chất lượng sữa non.

Có thể mở băng kể từ ngày thứ 3 sau mổ, để khô tự nhiên. Hãy dùng khăn bông mềm lau người với nước ấm để không ảnh hưởng đến vết mổ các mẹ nhé.

Trường hợp vết mổ làm cho các mẹ thấy quá đau ngoài mức chịu đựng thì nên nói  để bác sĩ để kê thêm thuốc giảm đau an toàn cho sản phụ.

Tuần thứ 2 trở đi

Sẽ cắt chỉ sau 5 ngày ( ở tuần lễ thứ 2) với lần đầu tiên sinh mổ, với mẹ mổ lại lần 2,3 trở lên sẽ cắt chỉ sau 7-8 ngày ( tùy tình trạng vết mổ). Nếu sử dụng chỉ tự tiêu thì không cần tiến hành cắt chỉ ( đa số hiện nay đều dùng chỉ tự tiêu). Vết mổ được sử dụng bằng chỉ không tiêu bác sĩ quyết định cắt chỉ hay chưa sau khi xem xét đánh giá vết mổ đã đủ yêu cầu, ổn định hay còn gặp vấn đề gì hay không sau đó sẽ tiến hành cắt chỉ .

Thời điểm nhạy cảm này, hãy sử dụng nước ấm để lau người / tắm ( tiến hành nhanh), tuyệt đối không để cơ thể ngâm trong bồn tắm lâu làm cho vết mổ bị ướt và nhiễm trùng. Tiếp đó hãy lấy bông sạch thấm nhẹ vào vết mổ cho khô sau khi tắm, vết mổ nên để hở ( không cần băng quá kín), hãy giữ cho vết mổ khô ráo, sạch sẽ là điều mẹ hay người thâm cần chú ý, lựa chọn một số loại dung dịch vệ sinh thấm vết mổ như dung dịch :betadin/ povidine 10% sẽ tránh nhiễm trùng và nhanh liền sẹo.

Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh mổ

Cách chăm sóc vết mổ đẻ, hạn chế những thực phẩm không tốt cho sức khỏa và quá trình lành                                     sẹo

Trong vòng 6h đầu mẹ nên ăn những gì? Về uống: nước lọc (pha ấm), cháo trắng nấu loãng loãng, nước đường tới khi bắt đầu tự “xì hơi” được mới ăn các loại thức ăn đặc dần. Vì dễ gây đầy hơi, khó chịu, chướng bụng nên không khuyến khích các mẹ dùng nhiều như: các loại chiết xuất từ đậu tương hay các thực phẩm chứa nhiều bột/ đường. Sau mổ 3 đến 5 ngày do sự ảnh hưởng của thuốc tê nên sẽ vẫn còn tình trạng bị đầy hơi, táo bón, ăn nhiều rau xanh và uống nước nhiều tình trạng này sẽ giảm dần. Sau khi cì hơi được ( từ ngày thứ 2 trở đi), mẹ sẽ ăn uống bình thường, phong phú, da dạng các loại thực phẩm, đừng quên uống nhiều nước ấm để có lượng sữa đủ cho bé bú.. Tuyệt đối không dùng các loại thực phẩm lạ gây dị ứng /tiêu chảy.

Những thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu mẹ nên sử dụng: thực phẩm có nhiều đạm, chất sắt, rau củ nấu chín, hoa quả theo mùa,tinh bột (vừa đủ)… Thực phẩm mà cần hạn chế ( không nên sử dụng trong những tháng đầu) là món ăn có tính hàn như: rau đay, hải sản, cua…Không nên sử dụng ngay các thực phẩm có mùi tanh như:cá, ốc vì tác hạ sẽ là gây ức chế ,ngưng tụ máu, việc đông máu sau khi mổ không có lợi, vết mổ sẽ lâu lành.

Những loại thực phẩm mà mẹ cần kiêng tuyệt đối sau mổ: rau muống, lòng trắng trứng gà, thịt gà, gạo nếp, gạo dẻo ( gạo tẻ mà quá dẻo cùng không nên ăn),…đây là nguyên nhân hình thành nên mủ, gây viêm, hình thành sẹo lồi,…

Vận động sau sinh

Dù còn đau nhiều sau mổ, vết mổ vần còn nề thì mẹ hãy cố gắng vận động xuống gường đi lại sớm nhất có thể nhé. Mẹ đã có thể xuống giường bước đi (tập đi) bộ trở lại khi ống tiểu được lấy ra. Lúc nằm trên gương hãy để chân tay cử động nhẹ nhàng hoặc nếu có thể hãy ngồi dậy (có kê gối phái sau). Lợi ích của việc vận động sớm hay đi bộ ngắn giúp các chức năng của cơ thể bình thường nhanh và hồi phục sớm hơn và theo đó là các biến chứng sau phẫu thuật như: viêm tắc tĩnh mạch, dính ruột… cũng được giảm theo.

Tập thể dục nhẹ nhàng sẽ rất tốt đẩy nhanh quá trình hồi phục sau sinh. Với mẹ sinh mổ thì vẫn cần từ 4 – 6 tuần sau sinh mới được trở lại tập luyện hoặc tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của cá nhân.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *