Cách thay băng vết thương sau mổ, ai cũng có thể làm được tại nhà

Nhiều bệnh nhân sau mổ thường có suy nghĩ vết mổ có thể tự lành theo thời gian, không xem trọng việc chăm sóc sức khỏe cũng như vết thương . Trên thực tế, nếu như chúng ta lơ là việc chăm sóc và cách thay băng vết thương sau mổ không đúng có thể mang tới rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới đến sức khỏe của bệnh nhân. Vậy làm sao để chăm sóc bệnh nhân cũng như vết thương sau mổ hiệu quả và an toàn nhất?

Vết thương sau mổ

Sau ca phẫu thuật vào một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào mức độ nặng- nhẹ của vết thương hay sức khỏe của người bệnh mà các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân được xuất viện. Tuy nhiên, đây cũng sẽ là khoảng thời gian người bệnh nhân và người nhà cần có sự chăm sóc vết mổ đặc biệt cẩn thận để cho vết thương lành nhanh, không gây ra những biến chứng và không để lại sẹo xấu.

Cách thay băng vết thương sau mổ như thế nào là đúng cách, không để bị nhiễm trùng, hạn chế gây nên những đau đớn cho bệnh nhân là một trong những vấn đề lo lắng, băn khoăn của rất nhiều người.

Cách thay băng vết thương sau mổ

Việc thay băng vết thương sau mổ này có thể thực hiện tại bệnh viên khi bệnh nhân chưa xuất viện bởi các y tá/ điều dưỡng. Người nhà có thể thực hiện việc này khi đã được sự hướng dẫn từ bác sĩ để hỗ trợ cho bệnh nhân khi đã xuất viện.

  • Hãy để người bệnh nằm/ ngồi ở tư thế thuận lợi hoặc có thể nằm trên giường trước khi tiến hành thay băng.
  • Người thay băng phải rửa tay với xà phòng/ dung dịch sát khuẩn hoặc có thể mang găng tay khi thực hiện, đặt gối để vết thương được bộc lộ, dễ quan sát nhất có thể.
  • Cởi bỏ lớp băng cũ: tháo bỏ từ từ, nhẹ nhàng tránh gây thêm đau đớn cho bệnh nhân hay khiến cho vết thương bị chảy máu. Nếu như thấy dịch, máu thấm dính vào băng nên thấm nước rửa lại vết thương rồi hãy tháo băng.
  • Loại bỏ lớp gạc cũ ở trên bề mặt vết thương.
  • Quan sát kĩ, đánh giá tình trạng thực tế của vết thương.
  • Sử dụng gạc thấm dung đẫm dịch để rửa vết thương, tiến hành rửa vết thương theo quy trình: từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới, có thể rửa lan ra ngoài bán kính của vết thương là 5cm, rửa nhẹ nhàng, không được chà xát mạnh.
  • Thấm nhẹ lại vết thương bằng miếng gạc sạch.
  • Đắp gạc vô khuẩn lên trên bề mặt của vết thương rồi tiến hành băng lại.
  • Với vết thương có khâu, vết thương đã khô sạch. Sau 5 ngày sẽ có thể cắt chỉ vết thương ở vùng đầu và 7 ngày cắt chỉ ở vết thương tại những vùng khác trên cơ thể. Nếu như bạn không có các kỹ năng, kinh nghiệm thì tốt nhất bạn nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ hỗ trợ làm thủ thuật cắt chỉ (nếu như bệnh nhân sử dụng chỉ tự tiêu thì sẽ không cần phải đi cắt chỉ mà chỉ sẽ tự tiêu sau đó).
  • Sau khi cắt chỉ vết thương sẽ mọc lên da non nên bạn phải chú ý theo dõi để vết thương không bị nhiễm trùng thêm.

Chăm sóc vết thương sau mổ tại nhà

bị sẹo kiêng ăn gì
Cách thay băng vết thương sau mổ- thực phẩm nên hạn chế sử dụng

Song song với cách thay băng vết thương sau mổ đúng, bạn cũng nên thực hiện những cách chăm sóc dưới đây để vết thương sau mổ nhanh lành và không để lại sẹo xấu gây mất thẩm mĩ:

  • Giữ cho vết mổ luôn được khô- sạch:  trong toàn bộ quá trình vết thương lành không sử dụng những loại thuốc lá hay đắp các bài thuốc dân gian khi chưa có được sự chỉ định hay đồng ý của bác sĩ.
  • Nếu như vết thương nhẹ- nông, bác sĩ có thể cho phép tắm, bạn nên tắm nhanh, không được tắm nước quá nóng, tắm quá lâu hay là ngâm cơ thể trong bồn tắm sẽ rất dễ gây nên nhiễm trùng vết thương. Trước khi tắm có thể sử dụng băng gạc chuyện dụng chống thấm nước để bảo vệ vết thương khỏi nước, xà phòng hay những vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương.
  • Không được vận động quá mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vết mổ.
  • Tránh để cho vết mổ tiếp xúc  trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Vết mổ có thể được băng kín để tránh được sự xâm nhập của vi khuẩn nhưng phải vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, không nên băng quá chặt mà hãy để vết thương được thoáng sẽ hỗ trợ tốt hơn cho quá trình lành thương.

Bí quyết để vết thương sau mổ lành nhanh, hạn chế để lại sẹo

Vết thương lành nhanh hay không sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: độ tuổi, cơ địa, tình trạng dinh dưỡng, bệnh mạn tính, sức đề kháng, xạ trị,… Việc vệ sinh hàng ngày và giữ sạch cho vết thương sau mổ rất cần thiết. Việc cung cấp đầy đủ các chất cần thiết sẽ giúp cho cơ thể nhanh chóng phục hồi là việc vô cùng quan trọng.

Bệnh nhân cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất như là: protein (có trong các loại thịt, cá), albumin, carbohydrates, chất béo, vitamin A, C, K, vitamin B1, B6, B12 ( hoa quả tươi và rau xanh), đồng, sắt, kẽm.

Sẹo- là hệ quả của tấy yếu của quá trình tự phục hồi của cơ thể. Sẹo sẽ không giống nhau với những người có cơ địa khác nhau. Về mặt dinh dưỡng, nếu như bạn bổ sung nhiều protein và chất kẽm thì có thể giúp hạn chế sẹo. Dân gian khuyên bạn nên hạn chế sử dụng tối đa những loại thực phẩm như: đồ tanh, hải sản, đồ nếp, trứng, rau muống,… để hạn chế sẹo xấu hình thành ở trên vết thương.

Cách thay băng vết thương sau mổ và chăm sóc vết thương sau đó  cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình hoàn thiện và thúc đẩy làm lành nhanh vết thương ở cả bên trong và bên ngoài. Chính bởi vậy, bạn hãy nên tìm hiểu và thực hiện những cách chăm sóc vết thương hợp lý để tránh để lại những hậu quả đáng tiếc ở sau quá trình phẫu thuật.

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *