Cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi cho trẻ em, bố mẹ đừng nên bỏ qua

Bỏng là một trong những tai nạn rất thường gặp trong việc sinh hoạt hàng ngày. Gây ra bỏng có nhiều nguyên nhân, trong số đó nước sôi là một trong những nguyên nhân gây ra bỏng nhiều nhất. Tai nạn này thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ ở trong độ tuổi từ 1 đến 6. Bài viết này sẽ cho các bậc cha mẹ nắm được cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi hiệu quả, an toàn .

Cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi- Nguyên nhân gây bỏng 

Bỏng nước sôi là tai nạn thường xảy ra với trẻ nhỏ

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc bị bỏng cho trẻ nhỏ, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do sự bất cẩn của người lớn/ người chăm sóc trong quá trình trông nom chưa chu đáo.

Vì đặc điểm là lớp da của trẻ em sẽ khác với da của người lớn: da mỏng/ non hơn, sức chịu nhiệt rất kém nên mức độ bỏng thường sẽ nặng- sâu hơn so người lớn, thậm chí sẽ có thể gây tổn thương tới tận phần cơ- xương- mạch máu- dây thần kinh… Cùng với đó thì quá trình điều trị và phục hồi cho trẻ bị bỏng cũng sẽ chậm hơn rất nhiều so với người lớn. Bỏng xảy ra ở trẻ em, dù chỉ là diện tích nhỏ nhưng cũng có thể gây ra mất nước, muối, huyết tương… rất có khả năng dẫn đến tình trạng bị sốc- nhiễm khuẩn, nhiễm độc và tử vong nếu cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi không đúng và kịp thời. Thương tích do bỏng gây ra sẽ mang tới nhiều đau đớn, làm trẻ em hoảng sợ, khóc nhiều và có thể bị sốc, thậm chí nặng hơn sẽ khiến trẻ bị rối loạn tính cách, suy giảm đi khả năng đề kháng, hình thành nên tâm lý không thích tiếp xúc.

Cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi là một trong những yếu tố kiên quyết, rất quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong đồng thời không để xảy ra tình trạng bội nhiễm. Việc xử lý không đúng cách từ những lúc ban đầu có thể làm cho vết thương bị nhiễm trùng, khó/ lâu lành và để lại những di chứng như: sẹo xấu, loang nổ da, co rút ngón tay…thậm chí nặng hơn có thể để lại những thương tật vĩnh viễn đi theo suốt đời với các bé. Nghiêm trọng là thế nhưng vẫn có 1 số nhiều bậc phụ huynh chưa nắm rõ, hay còn hiểu sai về cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi làm cho vết thương của trẻ trở nên càng trầm trọng hơn. Bên cạnh đó còn có trường hợp cha mẹ sử dụng một số loại lá cây, kem đánh răng, muối, nước mắm…để bôi lên vết bỏng làm bé đau/ xót nhiều hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi

Bước xử lý tình huống ban đầu khi trẻ bị bỏng vô cùng cần thiết khi tình huống không may xảy ra. Cha mẹ nên giữ bình tĩnh cho bản thân để có thể giúp bé xử lý hiệu quả, nếu tâm lý càng cuống thì có thể dẫn đến sai xót không đáng có:

chữa bỏng nước sôi tại nhà
Cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi nhanh nhất là hạ nhiệt cho vết thương
  • Cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi hiệu quả nhất là loại bỏ ngay các tác nhân gây bỏng và đưa trẻ nhanh chóng ra khỏi nơi có tác nhân gây ra bỏng.
  • Nhanh chóng đưa vị trí vết thương và dưới vòi/ chậu nước sạch, mát từ 16- 20 độ, trong khoảng 15-20 phút hoặc khi thấy vết bỏng hết rát. Việc làm này nên tiến hành càng sớm càng tốt bởi giúp giảm độ bỏng- giảm phù nề- giảm đau- viêm nhiễm, hạn chế tổn thương lan rộng và giảm độ sâu của vết thương. Nếu không có vói nước thì hãy lấy nước mát dội lên trên vết thương vài ba lần, bởi ngay cả khi đã không còn tiếp xúc với tác nhân gây bỏng thì nhiệt tích tụ ở vết bỏng vẫn sẽ tiếp tục gây ra những tổn thương sâu hơn.
  • Cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi tếp sau đó để bảo vệ vết thương tránh khỏi những tổn thương, nhiễm trùng thêm với cách dùng bằng gạc sạch / vải mỏng che phủ vết bỏng băng nhẹ nhàng, tránh băng quá chặt làm tổn thương tại vết bỏng nặng thêm.
  • Không được trực tiếp tiếp xúc với vết bỏng để tránh tình trạng nhiễm khuẩn khiến cho vết bỏng trở nặng hơn.
  • Động viên, trấn an giúp bé bình bĩnh, nếu tấy trẻ đau nhiều quá thì dùng thêm thuốc giảm đau (paracetamol) đúng liều lượng (chỉ định của bác sĩ).
  • Cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi: nếu thấy vùng bỏng lớn thì không nên cố cởi bỏ quần áo vùng bị bỏng khiến vùng da bỏng bị lột theo, lúc này nên nhanh chóng sử dụng kéo để cắt áo quần tách khỏi vết bỏng tránh sao không cho áo quần dính chặt vào vết bỏng khiến vết bỏng thêm đau rát và rất dễ viêm nhiễm.
  • Nhẹ nhàng tháo bỏ tất các tư trang cá nhân trên người như: vòng, lắc tay, đồng hồ, giày dép,thắt lưng… trước khi vết bỏng bị sưng nề thêm.
  • Cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi: sau các bước sơ cứu ban đầu, hãy nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ điều trị kịp thời, hạn chế tối đa xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý trong cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi

Nên để xa tầm với của trẻ những vật dụng dễ gây bỏng để loại bỏ nguy cơ

Không được bôi bất cứ thuốc / hóa chất nào lên trên vết bỏng, không dùng đá viên để làm mát vết bỏng bởi sẽ khiến vết bỏng thêm trầm trọng, vùng da vừa bị bỏng lúc trước sẽ bị lạnh đột ngột làm co lại tế bào làm vết bỏng lâu khỏi và rất dễ bị loét hơn bình thường.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế để phòng tránh những tai nạn đáng tiếc do bỏng xảy ra với trẻ nhỏ, bố mẹ/ người chăm sóc cần thường xuyên để mắt, quan sát đến trẻ. Để cao/ xa tần với của bé những thứ dễ gây bỏng như: nước sôi- phích nước…, kiểm tra nhiệt độ của nước nóng trong các bồn tắm cho trẻ, không được để trẻ tự vặn vòi nước nóng

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *