Cách sát trùng vết thương chuẩn nhất bạn không nên bỏ qua

Trong sinh hoạt hàng ngày rất khó để có thể tránh khỏi những lần té ngã hay đứt chân tay. Dù là vết thương nông hay sâu vết thương có chảy máu nhiều hay ít thì cũng đều phải sát trùng. Dưới đây chúng tôi sẽ mách bạn cách sát trùng vết thương chuẩn khoa học.

Vì sao lại phải sát trùng vết thương?

Da được xem là một trong những hàng rào bảo vệ đầu tiên trước những yếu tố vi khuẩn từ bên ngoài. Khi bạn bị té ngã sẽ gây ra tình trạng cấu trúc da bị phá vỡ đồng thời chức năng sinh lý của da cũng thay đổi. Vết thương có thể xảy ra ở ba vị trí biểu bì, hạ bì hoặc mô. Dịch cùng máu và bạch cầu sẽ theo vị trí tổn thương mà thoát ra ngoài. Chính vì thế nó đã tạo cơ hội để bụi bẩn xâm nhập và gây nhiễm khuẩn

việc mà bạn cần làm ngay lúc đó chính là làm sạch và sát trùng vết thương
việc mà bạn cần làm ngay lúc đó chính là làm sạch và sát trùng vết thương

Chính vì thế việc mà bạn cần làm ngay lúc đó chính là làm sạch và sát trùng vết thương. Để:

  • Thứ nhất nó sẽ rửa trôi các loại bụi bẩn, các sản phẩm của quá trình viêm cùng tế bào chết ra ngoài.
  • Loại bỏ các vi sinh vật có hại ở miệng vết thương và không cho chúng xâm nhập vào cơ thể
  • Để vết thương luôn sạch sẽ thúc đẩy thời gian lành lại
  • Sát trùng và làm sạch vết thương nên được thực hiện càng sớm càng tốt không nên để lâu vì sẽ khiến vết thương trở nên trầm trọng đồng thời có thể gây tình trạng nhiễm trùng và hoại tử.

Cách sát trùng vết thương đúng cách

Bước 1: Sát trùng dụng cụ và làm sạch tay

Trước khi tiến hành sơ cứu vết thương đặc biệt với những vết thương hở thì tốt nhất bạn nên làm sạch tay. Bằng cách dùng cồn y tế hoặc dung dịch sát khuẩn để tránh tay tiếp xúc trực tiếp với vết thương gây tình trạng nhiễm khuẩn

Ngoài ra bạn cũng nên sát trùng cả dụng cụ trị thương gồm có băng gạc… đảm bảo vô khuẩn trước khi dùng.

Bước 2: Tiến hành cầm máu

Đối với vết thương chảy nhiều máu bạn nên tiến hành cầm máu ngay lập tức cho bệnh nhân. Co thể dùng gạc y tế hoặc miếng vải sạch ép lên miệng vết thương. Không nên dùng garo nếu vết thương không chảy máu quá nhiều. 

Cần để vết thương cao hơn tim để tránh việc máu lưu thông đến khu vực đó. Nếu vết thương chảy máu quá nhiều quá sâu tốt nhất nên đến cơ sở y tế để bác sĩ can thiệp

Bước 3: Làm sạch vết thương

BẠn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn để làm sạch miệng vết thương. Sau đó dùng khăn khô lau sạch không nên dùng oxy già hoặc cồn làm sạch vết thương. 

Nếu có dị vật bên trong hãy dùng nhíp gắp ra. Nếu có gỉ sắt nên đến gặp bác sĩ để xử lí tránh để nhiễm trùng uốn ván.

Bước 4: Sát trùng vết thương

Đây được xem là bước vô cùng quan trọng vì nếu không sát trùng đúng cách có thể khiến vết thương nhiễm trùng.
Đây được xem là bước vô cùng quan trọng vì nếu không sát trùng đúng cách có thể khiến vết thương nhiễm trùng.

Đây được xem là bước vô cùng quan trọng vì nếu không sát trùng đúng cách có thể khiến vết thương nhiễm trùng. Nhiễm trùng khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng nguy hiểm và kéo dài thời gian lành vết thương.

Việc chọn dung dịch sát trùng cần đảm bảo yêu cầu như: 

  • Diệt khuẩn tốt
  • Không phá hủy mô hạt
  • Có khả năng thẩm sâu mang đến hiệu quả tối ưu
  • Không gây đau xót cho người bị

Bước 5: Dùng thuốc kháng sinh 

Sau khi sát trùng vết thương bạn có thể dùng thuốc kháng sinh để bôi lên hoặc dùng 1 lớp thuốc mỡ mỏng ở trên. Để giúp băng gạc không dính vào vết thương gây đau đớn khi thay băng sau này.

Bước 6: Băng vết thương

Băng bó vết thương sẽ giúp vết thương sạch không bị vi khuẩn xâm nhập đồng thời thúc đẩy quá trình lên da non. Nếu vết thương nhỏ bạn có thể không cần băng nhưng vết thương lớn nên dùng gạc vô khuẩn. Không nên băng quá chặt vì sẽ khiến máu không lưu thông vết thương khó lành.

Quá trình sát trùng vết thương có vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh. Vì thế bạn nên sát trùng vết thương đúng cách để tránh nhiễm khuẩn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *