Cách phân loại bỏng chính xác nhất

Bỏng là tai nạn thường gặp nhất trong đời sống sinh hoạt thường ngày. Nó có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Hiện nay số lượng ca bỏng đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Nó không chỉ gây tác hại cho sức khỏe ngay tức thì mà còn để lại nhiều biến chứng lâu dài. Dưới đây là cách phân loại bỏng chính xác nhất dành cho các bạn.

Những điều cần biết về tình trạng bỏng

Bỏng dạng tổn thương của cơ thể do tác dụng của các nguồn nhiệt, điện, hóa chất và bức xạ. Da là bộ phận hay bị bỏng ngoài ra có thể gặp bỏng đường thở, bỏng đường tiêu hóa, bỏng mắt. Các bộ phận dưới da các cơ quan trong cơ thể cũng có nguy cơ bị bỏng.

Tại Việt Nam theo thống kê của Viện Bỏng quốc gia mỗi năm nước ta có từ 5000 đến 6000 bệnh nhân bị bỏng. Và con số này vẫn đang có nguy cơ gia tăng.

Các tác nhân gây bỏng

Có 1 số tác nhân gây bỏng chủ yếu sau đây:

Bỏng do nhiệt

Bỏng do nhiệt là loại bỏng chiếm tỉ lệ cao. Và người bị hay bị bỏng nhiệt ướt và nhiệt khô

Nhiệt ướt: Là nguyên nhân hàng đầu gây bỏng. Nạn nhân bị bỏng do nước sôi, thức ăn nóng sôi như mỡ, cháo, canh, cám lợn, mật, bã rượu…..

Bỏng do nhiệt là loại bỏng chiếm tỉ lệ cao.
Bỏng do nhiệt là loại bỏng chiếm tỉ lệ cao.

Nhiệt khô:  thường gặp trong tai nạn bỏng. Bỏng lửa thường gặp trong các vụ hoả hoạn (như cháy các vật dụng, cháy nhà, cháy rừng), bỏng do tiếp xúc với các vật bị nung nóng như kim loại nóng, bột than, clinker, xỉ nóng…

Bỏng do dòng điện

Bỏng do dòng điện (bỏng điện) khi có dòng điện truyền qua cơ thể. Căn cứ vào hiệu điện thế có thể phân bỏng điện làm 2 nhóm:

  • Bỏng điện hạ thế (hiệu điện thế dưới 1000 vôn): bỏng điện dân dụng, nạn nhân tiếp xúc trực tiếp với dòng điện.
  • Bỏng điện cao thế (hiệu điện thế trên 1000 vôn). Khi hiệu điện thế cao, con người có khi chưa tiếp xúc trực tiếp với dòng điện (từ trường dòng điện) nhưng vẫn bị điện giật do hiện tượng phóng điện

Bỏng do hóa chất

Bỏng do hóa chất như axit như axit sunfuric trong nạp ắc- quy, axit nitric trong hàn mạ) hoặc chất kiềm (như vôi tôi nóng, xút, chất tẩy rửa). Bỏng hóa chất gặp trong tai nạn sinh hoạt, trong phòng thí nghiệm, tai nạn lao động sản xuất, vận chuyển không an toàn hoặc do hành động tội ác (tạt axit để trả thù…).

Bỏng do xạ trị do thuốc….

Phân loại diện tích cùng độ sâu của bỏng

Có nhiều cách tính diện tích bỏng, tuy nhiên để nhanh chóng ước lượng diện tích bỏng, có thể áp dụng phương pháp ướm đo bàn tay bệnh nhân. Diện tích 1 bàn tay (tính từ cổ tay tới các ngón tay) mặt gan hoặc mặt mu của bệnh nhân tương ứng với bỏng 1% diện tích da. Ở trẻ em bỏng dù diện tích nhỏ cũng gây nguy hiểm. Trẻ em khi bị bỏng trên 5% và người trưởng thành bỏng trên 15% diện tích cơ thể đã có nguy cơ sốc, đe dọa trực tiếp tính mạng, đòi hỏi phải cấp cứu kịp thời (những biện pháp cấp cứu như giảm đau, truyền dịch…).

Da là bộ phận của cơ thể hay bị bỏng, bỏng có thể gây tổn thương da hoặc sâu hơn. Có nhiều cách phân loại độ sâu tổn thương bỏng. Tuy nhiên, về cơ bản có thể phân độ sâu bỏng làm 2 loại:

Da là bộ phận của cơ thể hay bị bỏng, bỏng có thể gây tổn thương da hoặc sâu hơn
Da là bộ phận của cơ thể hay bị bỏng, bỏng có thể gây tổn thương da hoặc sâu hơn
  • Bỏng nông: bỏng một phần da. Vết bỏng có thể tự khỏi trong quá trình điều trị và thay băng, không cần phẫu thuật, khi khỏi không để lại sẹo. Một số dấu hiệu thường gặp ở vết bỏng nông: da ửng đỏ như khi đi tắm nắng, vết bỏng có nốt phỏng vòm mỏng hoặc dày, dịch nốt phỏng trong…
  • Bỏng sâu: bỏng toàn bộ da hoặc sâu hơn tới gân, cơ, xương, khớp, thần kinh, mạch máu, tạng trong cơ thể. Điều trị bỏng sâu nhất thiết phải phẫu thuật (vết bỏng rộng >5cm đường kính). Bỏng sâu khi khỏi để lại các hình thái sẹo bỏng khác nhau. Một số dấu hiệu thường gặp của bỏng sâu: vết bỏng hoại tử khô đen, bàn tay co quắp, mất cảm giác đau hoặc vết bỏng hoại tử ướt màu trắng xám, vàng xám… Vùng bỏng phù nề mạnh. Bỏng sâu hay gặp do bỏng điện, bỏng axit, bỏng lửa ở nạn nhân bị mất cảm giác như lên cơn động kinh hoặc say rượu ngã vào bếp lửa, nạn nhân tự thiêu…

Chẩn đoán bỏng nông hay sâu sẽ quyết định thái độ xử trí khác nhau (phẫu thuật hay không phẫu thuật). Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác độ sâu bỏng đòi hỏi phải có kiến thức chuyên khoa (thường các cơ sở y tế tư nhân không có bác sĩ chuyên khoa bỏng, các thầy lang không được trang bị kiến thức này). Do vậy các nạn nhân bỏng cần đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí chuyên môn.

Vậy là trên đây chúng tôi vừa giúp bạn phân loại bỏng chính xác nhất. Mong rằng nó sẽ giúp các bạn hiểu biết đúng nhất về tình trạng bỏng đồng thời có được cách sơ cứu nhanh nhất và an toàn nhất

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *