Cách điều trị loét tỳ đè ở người bệnh ung thư

Đối tượng bệnh nhân bị ung thư là nhóm đối tượng rất dễ bị loét tỳ đè do phải nằm lâu 1 chỗ ít vận động. Vậy làm sao để điều trị loét tỳ đè ở người bệnh ung thư? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Những dấu hiệu loét tỳ đè ở bệnh nhân ung thư

Da bị nứt nẻ, phồng rộp và có vảy là dấu hiệu của loét tỳ đè
Da bị nứt nẻ, phồng rộp và có vảy là dấu hiệu của loét tỳ đè

Dưới đây là những dấu hiệu loét tỳ đè ở bệnh nhân ung thư bạn không nên bỏ qua

  • Da bị nứt nẻ, phồng rộp và có vảy
  • Da xuất hiện vết lở loét trên bề mặt hoặc trong mô dưới da
  • Trên quần áo hoặc ga trải giường có vết ố vàng
  • Những vị trí thường xuyên tỳ đè bị đau hoặc mềm 
  • Các điểm tỳ đè có màu đỏ nhưng không biến mất ngay cả sau khi loại bỏ áp lực

Bệnh nhân nên làm gì?

  • Người bệnh nên cử động, trở mình nhiều và thay đổi vị trí thường xuyên 
  • Nếu người bệnh nằm trên giường hãy thay đổi tư thế khoảng 2 giờ/ lần từ trái đến lưng 
  • Nếu dùng xe lăn thì hãy chuyển trọng tâm khoảng 15 phút. Sử dụng đệm ghế hoặc mút xốp để giảm áp lực
  • Không nên mặc quần áo quá rộng hoặc quá trật vì nó sẽ tạo thành ma xát lên phía dưới cơ thể
  • Bảo vệ các điểm áp lực khác bằng việc dùng gối mềm để ngăn ngừa loét. Nếu có thể nên dùng 1 tấm nệm giảm áp lực hoặc 1 mút xốp đặt trên giường
  • Cố gắng tập thể dục thật nhiều. Đi bộ ngắn khoảng 2-3 lần/tuần. Nếu không thể đi hãy nhờ người nhà nhấc người lên hoặc di chuyển chân tay lên xuống
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu protein 
  • Tăng cường thực phẩm dạng lỏng

Người nhà nên làm gì?

Đối với người nhà bạn nên nhớ hãy:

  • Khuyến khích người bệnh vận động nhiều
  • Thay đổi tư thế cho người bệnh thường xuyên hoặc giúp người bệnh trở mình 2 lần/ giờ nếu ở trên giường
  • Nếu bệnh nhân không thể tự đi đại tiện tiểu tiện được hãy thay quần lót cho họ khi thấy bẩn. Sau khi đã rửa sạch dùng thuốc mỡ thoa lên giữ vùng da đó khô. Có thể dùng tấm lót giường phía dưới để không làm bẩn giường và việc dọn dẹp trở nên dễ dàng hơn. KHông dùng đồ lót có chất liệu dẻo 
Thay đổi tư thế cho người bệnh thường xuyên hoặc giúp người bệnh trở mình 2 lần/ giờ nếu ở trên giường
Thay đổi tư thế cho người bệnh thường xuyên hoặc giúp người bệnh trở mình 2 lần/ giờ nếu ở trên giường
  • Che chắn vùng loét xung quanh bằng 1 miếng đệm gối
  • Dùng nước sạch rửa vết loét rồi băng lại. Thay băng khi bị bẩn. Nếu người bệnh được dùng kem hoặc thuốc mỡ hãy dùng theo toa.
  • Đối với vết loét hở hãy hỏi bác sĩ loại quần áo đặc biệt cho da

Đối với bệnh nhân không thể rời khỏi giường

  • Nếu bạn nhận thấy khu vực tỳ đè bị đỏ ngay cả khi không tỳ đè hãy cố gắng hạn chế lực tỳ đè lên khu vực đó, tránh vết thương trở nên nặng hơn. Hãy dùng gối và thay đổi tư thế nằm thường xuyên cho người bệnh
  • Chú ý lực bên hông và lưng có đủ không. Đặc biệt là vùng xương cụt, xương hông, mắt cá chân, vai, khuỷu….
  • Giữ mặt giường với đầu giường bằng nhau
  • Giữ cho ga trải giường luôn căng tránh nếp gấp
  • Nếu bệnh nhân không thể nằm nghiêng hãy tìm cho họ các miếng đệm giữ tư thế
  • Bên cạnh đó bạn có thể nhờ điều dưỡng đến nhà, lập kế hoạch chăm sóc và phòng ngừa vấn đề liên quan đến da
  • Có thể mua các loại xốp, gel hoặc đệm hơi cho người bệnh

Khi nào cần liên hệ với bác sĩ?

Khi có các dấu hiệu sau bạn hãy chủ động liên hệ với bác sĩ ngay:

  • Khu vực loét tỳ đè bị ửng đỏ và không đỡ ngay cả khi đã thay đổi vị trí nằm ngồi
  • Chỗ da bị nứt nẻ hoặc có vảy
  • Vết loét ngày càng lớn
  • Có dịch đặc hoặc mùi mồ hôi từ vết loét chảy ra

Như vậy trên đây chúng tôi vừa đưa ra những cách điều trị loét tỳ đè ở người bệnh ung thư. Mong rằng nó sẽ giúp các bệnh nhân ung thư có thể loại bỏ tố đa biến chứng loét tỳ đè do nằm quá lâu 1 chỗ.

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *