Cách điều trị loét áp lực do tỳ đè

Loét áp lực do tỳ đè là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Nếu không biết cách điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra những nguyên nhân gây loét tỳ đè và cách điều trị loét áp lực do tỳ đè.

Loét áp lực do tỳ đè là gì?

Loét áp lực do tỳ đè được xác định bởi những biến đổi trên da do tỳ đè lâu gây ra. Nếu không có cách điều trị sẽ gây nên nhiều biến chứng loét nguy hiểm. Phương pháp điều trị loét tỳ đè tốt nhất vẫn là đề phòng bệnh. Song cũng có 1 số trường hợp không phòng ngừa được

Loét áp lực do tỳ đè được xác định bởi những biến đổi trên da do tỳ đè lâu gây ra.
Loét áp lực do tỳ đè được xác định bởi những biến đổi trên da do tỳ đè lâu gây ra.

Loét tỳ đè do áp lực xảy ra ở đối tượng người cao tuổi là nhiều nhất nguyên nhân là do nằm viện lâu ngày, bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương cột sống hoặc bệnh lý liên quan đến tim mạch. Các yếu tố hình thành vết loét gồm có: thiếu hụt dinh dưỡng, mất thể tích, trọng lượng cơ thể tăng hoặc giảm, thiếu máu, đại tiện mất tự chủ, suy thận hoặc đái tháo đường, dùng thuốc lá, người ngồi trên xe lăn quá lâu…. 

Cơ chế gây tổn thương là do áp lực, lực ma sát, độ ẩm cùng lực trượt. Khoảng 90% vết loét xuất hiện ở phần lồi xương dưới cơ thể. Thời gian và áp lực cần thiết sẽ làm phá hủy mô/ Yếu tố căn nguyên thứ hai là lực trượt được gây nên bởi sự trượt của bề mặt cận kề, nó tạo nên sức ép cho mao mạch dưới da. Ma sát lực được tạo ra khi bề mặt tiếp xúc với nhau. Độ ẩm sẽ làm tăng nguy cơ loét tỳ đè. 

Đánh giá lâm sàng vết loét áp lực do tỳ đè

Để đánh giá lâm sàng vết loét tỳ đè do áp lực sẽ dựa trên độ sâu và tổn thương chia thành các độ sau:

  • Loét tỳ đè độ 1: Đáp ứng viêm cấp ở các lớp da, biểu hiện chính là khu vực hồng không thể làm trắng lại được
  • Loét tỳ đè độ 2: Biểu hiện chính là lớp biểu bì và chân bì bị phá vỡ. Hồng ban xung quanh. 
  • Loét tỳ đè độ 3: Đáp ứng viêm được đặc trưng bởi loét da hoàn toàn không đồng đều. Tổn thương có nền chảy dịch, hôi và hoại tử
  • Loét tỳ đè độ 4: Thâm nhập vào lớp mạc sâu, phá hủy hàng rào chắn cuối cùng rồi lan rộng ra. Về mặt lâm sàng nó được đánh giá gần giống loét cấp độ 3 song phần xương khớp và cơ có thể bị ảnh hưởng

Biến chứng chủ yếu của loét tỳ đè do áp lực xảy ra ở loét độ 3 và độ 4. Biến chứng của nó bao gồm có viêm tế bào mô, viêm xương khớp, nhiễm trùng khớp, viêm khớp xương mủ…..

Cách phòng ngừa loét áp lực do tỳ đè

Loét tỳ đè do áp lực nếu không được điều trị sớm sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như tử vong thậm chí là gánh nặng về kinh tế vì thế việc phòng ngừa có vai trò vô cùng quan trọng.

Những người bệnh có nguy cơ phải được theo dõi và đánh giá tình trạng thường xuyên. Sự phát triển này có thể được hỗ trợ bằng việc sử dụng kỹ thuật tư thế thích hợp đồng thời khám da liễu cho bệnh nhân để thay đổi biến lực sớm. Khi thay đổi tư thế người chăm sóc nên nhấc người bệnh không kéo lê để tránh tạo ma sát làm tổn thương lớp biểu bì. Song cũng nên nhớ tuyệt đối không nâng bệnh nhân cao hơn 30 độ để hạn chế lực trượt.

Các loại đệm giường, dụng cụ cơ học có sẵn  có tác dụng ngăn ngừa loét tỳ đè và thay đổi áp lực. Cac dụng cụ như đệm gel, đệm bọt, đệm ghế và đệm da cừu có tác dụng ngừa loét tỳ đè.

Loét tỳ đè do áp lực nếu không được điều trị sớm sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như tử vong thậm chí là gánh nặng về kinh tế
Loét tỳ đè do áp lực nếu không được điều trị sớm sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như tử vong thậm chí là gánh nặng về kinh tế

Các loại đệm nổi tĩnh lực, thay đổi bằng đệm khí áp có tác dụng ngăn ngừa và điều trị loét tỳ đè. Các giường này có tác dụng giảm áp lực khí. Song nó không thay thế được chăm sóc điều dưỡng cơ bản

Chăm sóc ngăn ngừa loét tỳ đè liên quan đến cải thiện nội khoa. Hạn chế tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, mất tự chủ. Tình trạng dinh dưỡng được người chăm sóc và điều dưỡng đánh giá.

Cách xử lý loét áp lực do tỳ đè

Để xử lý loét áp lực do tỳ đè bạn nên thực hiện cách các sau:

Làm sạch vết thương và cắt bỏ mô hoại tử

Mục đích chính là nhằm tạo môi trường thúc đẩy mô hạt lành lặn. Vết thương được làm sạch không gây khó chịu bằng gạc tẩm nước muối sinh lý. Không nên dùng các chất sát khuẩn độc tế bào như povidon….

Băng bó

Khi vết thương sạch, mô hạt có thể nhìn thấy thì việc băng bó làm thúc đẩy quá trình lành vết thương. Nguyên tắc là duy trì độ ẩm cho vết loét làm khô da xung quanh. 

Xử trí biến chứng

Các biến chứng phổ biến nhất là nhiễm trùng và vết thương không lành. Với các vết thương sạch không lành phải đánh giá tình trạng và điều trị trong 2 tuần bởi 1 loại kháng sinh phổ rộng.

Trên đây chúng tôi vừa cung cấp đến bạn Cách điều trị loét áp lực do tỳ đè. Hy vọng sẽ giúp bạn có được những cách điều trị và chăm sóc vết loét đúng nhất.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *