Cách chăm sóc vết thương không để lại sẹo- một số mẹo đơn giản

Nấu ăn, làm vườn, các hoạt động thể thao hay những chạm xe không đáng có đều có thể dẫn đến những vết thương trên da. Việc không may mắn này sẽ để lại những vết trầy xước, hoặc những vết sẹo vĩnh viễn trên da nếu như bạn không biết chăm sóc vết thương đúng cách. Cách chăm sóc vết thương không để lại sẹo như thế nào là hữu ích, hiệu quả nhất, bạn đã biết chưa hãy cũng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Sẹo hình thành như thế nào ?

Cách chăm sóc vết thương không để lại sẹo hiệu quả đơn giản là bạn hãy vệ sinh vết thương                                                   hàng ngày sạch sẽ

Để biết sẹo hình thành thế nào và làm sao đểchúng không xuất hiện, bạn cần nắm được quá trình chữa lành da. Khi không may bị một vết cắt/ bỏng, cơ thể bạn sẽ ngay lập tức phản ứng bằng một loạt các bước để tự chữa lành, bao gồm:

  • Giai đoạn đầu: là cầm máu , cơ thể ngăn ngừa mất máu bằng cách vận chuyển các tiểu cầu đến vị trí vết thương liên kết và hàn gắn vết thương đang chảy máu, hình thành nên các vảy.
  • Tiếp theo là giai đoạn viêm: các tế bào bạch cầu tiến đên khu vực vết thương để chống lại vi khuẩn. Giai đoạn này sẽ có :đỏ, nóng, đau và sưng. Đây là một phả ứng tự nhiên của quá trình chữa bệnh và tự khỏi sau khi nhiễm trùng. Bị viêm nhiều hơn trong quá trình chữa lành có khả năng để lại sẹo.
  • Khi mạch và da hình thành các tế bào mới, bạn sẽ nhận thấy các cạnh của vảy co lại ở giữa và phía sau có lớp da mới.
  •  Sau khi hoàn thành quá trình tự chữa lành, da sẽ hồi phục hoàn toàn, hay có thể để lại sẹo/ vết thâm trên da.

Cách chăm sóc vết thương không để lại sẹo.

Đối với những vết thương nhẹ hãy giữ vết thương sạch sẽ. Sử dụng thuốc mỡ/ kem kháng khuẩn ( nếu cần), bảo vệ vết thương bằng cách băng vết thương giúp hạn chế các vi khuẩn và viêm nhiễm.

Sự xuất hiện của các mảnh vụn, các tạp chất khác hay vi khuẩn khi da bị hở có thể làm nhiễm trùng và kéo dài thời gian viêm nhiễm cũng như chữa trị. Chính tình trạng viêm kéo dài sẽ làm tăng sự hình thành sẹo. Chính vì thế đây là lý do tại sao chúng ta cần làm sạch và bảo vệ vết thương cẩn thận, hãy đến cơ sở y tế khi cần thiết.

Một số cách chăm sóc vết thương không để lại sẹo:

Cách chăm sóc vết thương không để lại sẹo, sử dụng các loại băng, gạc phù hợp tạo điều kiện tốt                                         nhất để vết thương lành nhanh.
  • Làm sạch vết thương: rửa khu vực bị thương nhẹ nhàng bằng thuốc sát trùng/ dung dịch để tránh vi khuẩn và loại bỏ các mảnh vụn bám vào
  • Để vết thương không để lại sẹo cần được giữ ẩm . Hãy sử dụng các loại gel bôi có tác dụng giữ ẩm để ngăn ngừa vết thương bị quá khô và tạo vảy. Nếu vết thương hình thành vảy sẽ mất nhiều thời gian hơn để chữa lành. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sẹo quá sâu/ lớn hoặc ngứa. Nếu đảm bảo vết thương được làm sạch đúng cách hàng ngày, thì không cần thiết phải sử dụng thuốc mỡ chống vi khuẩn.
  • Băng /gạc y tế được sử dụng để che vết thương.
  • Cách chăm sóc vết thương không để lại sẹo đơn giản nhất là hàng ngày giữ vết thương sạch trong khi đợi nó lành lại. Nếu bạn có làn da nhạy cảm với chất kết dính, lời khuyên là bạn thử một miếng gạc không dính bằng băng giấy thay vì băng keo.
  • Xoa bóp vết thương hàng ngày bằng vitamin E là một trong những cách chăm sóc vết thương không để lại sẹo hiệu quả.
  • Nếu vết thương diện tích lớn cần phải khâu lại, hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ về cách chăm sóc vết thương không để lại sẹo.
  • Hãy kiên nhẫn trong việc chăm sóc vết thương bởi cần có thời gian, có thể là một thời gian dài. Các vết sẹo sẽ không ngừng thay đổi và cải thiện( trừ khi chúng là sẹo lồi). Một năm sau khi hình thành sẹo, nó vẫn có khả năng thay đổi và khác đi so ban đầu. Bởi thế, hãy kiên nhẫn trong việc điều trị và chăm sóc vết thương sẽ không để lại sẹo.

Cách chăm sóc vết thương không để lại sẹo- nên ăn gì ?

Việc bổ sung dinh dưỡng đẩy đủ sẽ thúc đẩy quá trình làm lành, tái tạo da mới tốt, nhanh hơn. Rất nhiều loại thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng giúp cải thiện vết thương, làm khỏe các mô của da. Bên cạnh đó cũng có một số thực phẩm làm cản trở quá trình chữa lành da, do đó sẽ làm quá trình phục hồi và mất nhiều thời gian hơn. Để tránhkhông để lại sẹo, chúng ta cần bổ sung một số chất sau :

  • Chất đạm: hiệu quả trong chữa lành các vết thương vì khi protein bị phân hủy sẽ hình thành các axit amin. Bên cạnh đó, protein sẽ hình thành collagen- một loại protein rất quan trọng có nhiệm vụ trong việc cùng cố làn da. Một số thực phẩm giàu protein như: thịt gà, cá, thịt bò, trứng là các nguồn cung cấp glutamine lớn nhất.
  • Vitamin C: nổi bật như một chất chống oxy hóa vô cùng quan trọng trong chữa lành sẹo. Cơ chế hoạt động bằng cách kích thích sản xuất collagen, giúp tích tụ các mạch máu mới, hỗ trợ việc vận chuyển các chất dinh dưỡng đến vết sẹo. Trong trái cây và rau xanh có chưa rất nhiều vitamin.
  • Vitamin A: cần thiết cho da và là một chất chống oxy hóa. Vitamin A sẽ kích thích sự phát triển của các mạch máu và sản xuất mô liên kết mới. Nguồn cung cấp vitamin A hoàn hảolà : trứng và các loại cá.
  • Kẽm: là một chất dinh dưỡng tuyệt vời, bởi vì nó hỗ trợ tổng hợp protein và phát triển collagen. Nguồn kẽm tốt nhất có trong :thịt gia cầm, cá, các loại đậu, thịt…
Cách chăm sóc vết thương không để lại sẹo phụ thuộc vào việc bạn sử dụng thực                                               phẩm như thế nào.

 Cách chăm sóc vết thương không để lại sẹo- thực phẩm cần hạn chế.

  • Đường: làm giảm chất lượng của collagen và elastin. Collagen và elastin giúp tạo mạng lưới xơ, đồng thời giúp da có độ cứng cấu trúc và độ đàn hồi để giúp vết thương mau lành. Vậy nên khi bị thương không nên sử dụng đường.
  • Rượu: sự hấp thụ các chất dinh dưỡng sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn sử dụng. Nó ức chế sự phân hủy các chất dinh dưỡng và làm hỏng các tế bào lót dạ dày và ruột. Vì thế làm cho các chất dinh dưỡng khó được vận chuyển đến vết thương.
  • Thực phẩm giàu nitrat: Nitrat dư thừa trong chế độ ăn uống có khả năng dẫn đến xơ vữa động mạch, hình thành các mảng bám mỡ trên các mạch máu. Bên cạnh đó còn ngăn chặn sự di chuyển của máu, hình thành sẹo và làm giảm thời gian chữa lành.
  • Caffeine:  sử dụng nhiều cafe không chỉ ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng, mà còn có thể làm hỏng tính toàn vẹn của da thông qua tình trạng mất nước của cơ thể.

 

 

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *