Cách chăm sóc vết thương bị trầy xước, bạn đã nắm được hay chưa

Cách chăm sóc vết thương bị trầy xước tưởng đơn giản nhưng thực ra không phải ai cũng làm đúng cách, vết trầy xước sẽ lâu lành hoặc nhiễm trùng nến như chúng ta không cham sóc cẩn thận. Mục tiêu chăm sóc vết thương vết thương trầy xước/ vết thương hở đó là : cầm máu, hạn chế nhiễm khuẩn, hạn chế sẹo và làm vết thương mau lành. Vậy chăm sóc vết thương bị trầy xước như thế nào để đảm bảo được các mục tiêu trên, hãy tham khảo một số điều dưới đây.

Những cách chăm sóc vết thương bị trầy xước

Cách chăm sóc vết thương bị trầy xước tương nhue đơn giản , không quá đáng             ngại, nếu chăm sóc không đúng cách sẽ lâu lành và nhiễm trùng.
  • Bước 1: Rửa tay dung dịch sát khuẩn, nước ấm và xà phòng.

Vệ sinh tay là bước vô cùng quan trọng trước khi xử lý vết thương. Việc làm này giúp hạn chế bị nhiễm khuẩn từ tay xâm nhập vào vết thương, vết trầy xước của người bệnh.

Trước khi xử lý vết thương cho người khác hoặc của mình, nên rửa tay sạch với dung dịch sát khuẩn phù hợp hay nước ấm và xà phòng . Nên sử dụng găng tay y tế để dịch từ vết thương không tiếp xúc trực tiếp với tay của bạn.

  • Bước 2: Cầm máu và hạn chế tối đa lượng máu bị mất đi: là ưu tiên hàng đầu khi chăm sóc vết trầy xước/ có vết thương hở. Nếu chảy máu nhiều có thể dẫn đến sốc nhẹ, choáng váng. Tình trạng nặng hơn nữa có thể ngất, trụy tim mạch vè dẫn đến tử vong.

– Sử dụng một mảnh vải sạch đắp nhẹ nhàng lên vết trầy xước/ cắt để thúc đẩy quá trình đông máu.

– Nếu trong trường hợp máu chảy nhiều mà không có vải / băng sạch, có thể dùng tay ép chặt miệng vết trầy hoặc vết thương lại để hạn chế máu chảy

–  Vị trí vết thương nâng cao hơn tim để hạn chế áp lực máu đến khu vực này. Nếu nhận thấy vết trầy xước/ vết thương sâu và không thể cầm máu bằng biện pháp thông thường, hãy đến ngay cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

  • Bước 3: Vệ sinh sach vết trầy xước/ vết thương hở: bằng nước muối sinh lý / dung dịch sát khuẩn phù hợp trong khoảng 5 đến10 phút để loại bỏ chất bẩn và bụi-> lau nhẹ nhàng  bằng khăn sạch cho vết thương-> loại bỏ bụi bẩn hoặc mảnh vụn bằng nhíp( nếu có ). Khi không loại bỏ được hết cần đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.
  • Bước 4: Sát trùng vết trầy xước/ vết thương hở đúng cách: Sát trùng là bước quan trọng nhất trong việc chăm sóc vết thương tại nhà. Việc lựa chọn các loại thuốc sát trùng  giúp vết trầy xước/ vết thương chuyên dụng sẽ giúp ngăn chặn sự tấn công của mầm bệnh :vi khuẩn, bào tử, nấm… vào vết thương hở.

Một số tiêu chí lựa chọn sản phẩm sát trùng vết trầy xước/ vết thương hở:

– Độ kháng khuẩn rộng: tức là phải tiêu diệt được các loại mầm bệnh bao gồm: vi khuẩn, bào tử, nấm.

– Không gây kích ứng và xót.

– Không ảnh hưởng và làm tổn thương tới sự hình thành tế bào hạt/ nguyên bào sợ – các yếu tố quan trọng trong quá trình lành vết thương.

– Hiệu quả nhanh: đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn trong thời gian tiếp xúc ngắn.

Chúng ta không nên sử dụng các dung dịch chứa oxy già, cồn, cho vết thương trầy xước/ vết thương hở bởi vì các dung dịch này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nhưng lại làm xót, làm tổn thương các tế bào hạt, nguyên bào sợi, tiêu diệt luôn cả các tế bào tiểu câu, bạch cầu… làm cho thời gian lành vết thương kéo dài hơn rất nhiều.

  • Bước 5: băng vết trầy xước/ vết thương cần thận: Băng để giữ vết thương luôn sạch sẽ hãy nên sử dụng các loại băng vô trùng để hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn. Lưu ý: nếu vết trầy xước/ vết cắt/ vết thương nhẹ, có thể không cần băng bó mà hãy để vết thương lành tự nhiên. Khi vết thương được giữ thông thoáng sẽ lành nhanh hơn. Hạn chế việc băng quá chặt vì sẽ làm giảm lưu lượng máu đến vị trí vết thương. Điều này sẽ mang đến cho bệnh nhân cảm giác khó chịu và làm giảm khả năng tự chữa lành của cơ thể.
  • Bước 6: Thay băng thường xuyên: cần thay băng ít nhất mỗi 24h hoặc khi băng bị ướt, bẩn nên thay thường xuyên. Mỗi lần thay băng cần rửa lại vết thương, bôi kháng sinh lên vết trầy xước/ vết thương mỗi lần thay băng. Nếu vết thương đã liền thì việc làm này không cần nữa.
  • Bước 7: Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng ( nếu có): Trong quá trình chăm sóc vết trầy xước, xử lý vết thương hở tại nhà cần lưu ý đến các dấu hiệu nhiễm trùng. Cách xử lý hiệu quả khi có dấu hiệu nhiễm trùng là đến ngay cơ sở y tế để chữa kịp thời.

Một số loại thuốc sát trùng vết trầy xước/ vết thương hở.

  1. Ô xy già: là dung dịch sát khuẩn có tính oxy hóa rất mạnh, nồng độ càng cao thì tính oxy hóa càng mạnh và khi sử dụng thường có hiện tượng sủi bọt( chứng tỏ oxy già vẫn còn tác dụng). Oxy già thường được sử dụng để sát trùng các vết trầy xước, vết thương ngoài da như: vết đứt, vết cắt… Đồng thời, oxy giá còn dùng pha loãng để súc miệng hay để khử mùi.
Cách chăm sóc vết thương bị trầy xước chỉ nên sử dụng loại                3% để đảm bảo an toàn.

Lưu ý: Oxy già có thể gây bỏng da hoặc niên mạc ở nồng độ cao trên 5%. Vậy nên, chỉ nên sử dụng oxy già để sát trùng ở nồng đồ 1,5 đến 3%. Nên hạn chế sử dụng oxy già cho vết thương hở bởi nó sẽ làm chậm quá trình lành tự nhiên của cơ thể. Khi vết thương đang lành, đang lên da non không nen xử dụng oxy già. Tuyệt đối không được uống oxy già. Không sử dụng oxy già để sát trùng các hốc tự nhiên của cơ thể, vùng kín.

2. Cồn : sử dụng để sát trùng cho vết trầy xước thường có nồng độ từ 70 đến 75 độ vì ở nồng độ này cồn mới đảm bảo khả năng diệt khuẩn. Cồn sử dụng để sát khuẩn vết đứt, trầy xước, sát khuẩn dụng cụ y tế, tay và sát trùng trước khi tiêm.

Cách chăm sóc vết thương bị trầy xước sử dụng để đảm bảo                              việc sát khuẩn.

Lưu ý: Cồn không dùng để sát khuẩn vùng da nhạy cảm, mặt, mắt, các hốc tự nhiên của cơ thể. Trong một số trường hợp cồn có thể gây dị ứng. Không được uống hay dây vào mắt thì phải rửa lại với nước sạch nhiều lần.

3.Cồn – iod: là hỗn hợp của cồn và iod, lượng cồn sử dụng rất ít, chỉ đủ để hòa tan iod. Iod là tác nhân oxy hóa tạo ra khả năng sát khuẩn của dung dịch-  đây là dung dịch sát trùng rất mạnh, cần lưu ý cẩn thận khi dùng trên da.

Cách chăm sóc vết thương bị trầy xước , dung dịch này khi sử dụng cần lưu ý vì nồng độ mạnh.

Lưu ý: không dùng cồn iod từ 5% để sát khuẩn da. Hạn chế sử dụng trên vùng da nhạy cảm, vùng mặt, và chỉ sử dụng cho vết thương ngoài da, không dùng cho vết thương hở miệng sâu. Không được uống/ để dính vào mắt.

4. Povidone iod: là phức hợp của povidon và iod, có tác dụng diệt nấm, vi khuẩn có hại cho cơ thể, nhưng lại có màu vàng gây mất thẩm mỹ.

Cách chăm sóc vết thương bị trầy xước, loại này có tính sát      khuẩn nhưng để lại màu vàng trên da gây mất thẩm mỹ.

Lưu ý: Povidon iod sẽ gây kích ứng đau/ xót và chậm lành vết thương. Bởi vậy, hạn chế dùng cho vết thương hở, và tuyệt đối không dùng cho vết thương đang lành. Hạn chế dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi…

Mua dung dịch sát khuẩn tại Shopee: Gạc Tiên Tiến HETIS

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *