CÁCH CHĂM SÓC VẾT LOÉT CHO NGƯỜI GIÀ BẠN CẦN PHẢI BIẾT

Loét da ở người già thường xảy ra ở một vị trí trên cơ thể người già khi nằm quá lâu, đặc biệt tình trạng này diễn ra vào mùa hè. Nếu tình trạng này để lâu, không chữa trị kịp thời sẽ khiến vết loét ngày càng nghiêm trọng, thậm chỉ có trường bị hoại tử.

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng loét da ở người da

  • Áp lực lên một vị trí khi nằm lâu

Khi cơ thể nằm quá lâu, thì một vị trí trên cơ thể có thể bị đè nén làm tuần hoàn không được lưu thông dẫn đến tình trạng các mô bị tổn thương gây nên các vết lở loét ở người già.

  • Ma sát ở vị trí loét:

Gồm 2 loại ma sát: Ma sát của da với bề mặt người bệnh nằm như gường, đệm; ma sát xương với mô.

  • Môi trường ẩm ướt, nhiễm bẩn

Đối với những người già nằm lâu, không tự chủ được việc đi lại thì môi trường xung quanh mà ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Lúc này tại các vị trí vùng da trên cơ thể nằm lâu cũng sẽ bị tác động bởi môi trường này gây nên tình trạng lở loét

Vùng da nào dễ bị loét nhất

Bệnh nhân nằm ở các tư thế khác nhau cũng sẽ gây ra các vết loét ở vị trí trên cơ thể khác nhau:

  • Tư thế nằm ngửa: dễ loét là vùng sau gáy, vùng xương cùng, hai bên xương bả vai, hai cùi chỏ, hai gót chân.
  • Tư thế nằm nghiêng:nghiêng về phía nào thì bên đó trực tiếp bị ảnh hưởng: vùng thái dương, phía ngoài và trong đầu gối, mắt cá ngoài.

 Các giai đoạn của vết loét

  • Cấp độ 1

Bề mặt da liền, vùng da bị tỳ đè nổi lên vết rộp màu hồng. Lúc này, vẫn chưa có cảm giác đâu và đây là dấu hiệu báo trước của vết loét. Nếu phát hiện kịp thời và xử lý thì sẽ chữa rất nhanh và dễ dàng, không gây đau đớn cho người bệnh.

  • Cấp độ 2

Lúc này đáy của vết loét có tình trạng đỏ hoặc hồng, quan sát bề mặt thì thấy phồng rộp lên hay nhìn như vết trầy da. Tình trạng này cũng khiến gây nên những cơn đau nhẹ đối với người bệnh.

  • Cấp độ 3

Vết loét đã bị mất hoàn toàn lớp da, tuy nhiên tổn thương chưa tới lớp gân. Với tình trạng cần mất 1-2 tháng để có chữa lành

  • Cấp độ 4

Toàn bộ mô da dưới da bị mất, xuất hiện tình trạng hoại tử, lúc này vết loét lan rộng tới vùng cơ, xương, khớp. Cần mất mấy tháng hoặc thậm chí tính bằng năm để vết loét được chữa khỏi.

Cách chăm sóc vết loét ở người già

Ở cấp độ 1,2 tình trạng vẫn chưa nguy hiểm, có thể hoàn toàn tìm hiểu các cách chữa trị cũng như chăm sóc vết loét da tại nhà. Tuy nhiên, với cấp độ 3,4 thì buộc phải đến các cơ sở y tế, để các bác sĩ chữa trị một cách tốt nhất với người bệnh.

Chăm sóc vết loét mức độ 1,2

Bước 1: Vệ sinh vết loét

  • Dùng gạc để lau sạch vết loét
  •  Sử dụng nước muối sinh lý để rửa sạch vết loét. Rửa nhẹ nhàng theo chiều từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.
  • Thấm khô vết loét một cách nhẹ nhàng bằng bông sạch.

Bước 2: Băng vết loét

  • Dùng gạc để băng vết loét lại tránh tình trạng bị nhiễm trùng.

Bước 3: Thay băng và theo dõi

  • Mỗi ngày, bạn cần thay băng ít nhất 2 lần vào sáng lúc ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ. Khi thay băng bạn cần tiến hành vệ sinh vết loét như ở bước 1.
  • Nếu tình trạng vết loét không tốt hơn mà còn có chuyển biến xấu như bị đỏ, chảy máu, da mủ,… thì bạn cần liên lạc ngay với nhân viên y tế để xử lý kịp thời.
  • Nếu thấy tình trạng bị sưng phồng, có nước hay mủ bên trong thì bạn tuyệt đối không nên chọc hay cạy ra.

 

Chăm sóc vết loét ở mức độ 3,4

  • Nếu vết loét ở tình trạng 3,4 thì bạn bắt buộc phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và chữa trị kịp thời.
  • Các bác sĩ có thể can thiệp cắt lọc vùng hoại tử và kê thêm các loại thuốc khám sinh, khám viêm,… Khi vết loét đã đỡ dần, thì bạn có thể chăm sóc như ở cấp độ 1,2.

Một số lưu ý khi chăm sóc vết loét ở người già

Việc chăm sóc vết loét ở người già không hề dễ dàng, đòi hỏi bạn vừa phải nhẹ nhàng, tỉ mỉ và có sự đánh giá chính xác mức độ của vết loét để đưa ra hướng chăm sóc tốt nhất. Trên đây, là một vài lưu ý bạn nên biết:

  • Cần phải kiểm tra kỹ các vết loét, đánh giá tình trạng, mức độ đau của vết loét để đưa ra biện pháp kịp thời.
  • Vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể người già, luôn để cơ thể trong tình trạng khô ráo. Việc làm sạch vết loét rất quan trọng, nếu cơ thể không được sạch sẽ khiến vết loét ngày càng nghiêm trọng.
  • Đối với những bệnh nhân nằm liệt, nên thay đổi tư thế người, cách nằm. Không nên để người bệnh nằm ở 1 tư thế trong một thời gian quá lâu.
  • Mỗi ngày nên mát-xa, xoa bóp cho bệnh nhân 2-3 lần, điều này giúp lưu thông máu cũng như cơ thể người già không bị uể oải do tình trạng nằm lâu không vận động.
  • Nơi ở cũng cần được dọn dẹp sạch sẽ, chăn, ga, gối, đệm nên được thay cũng như giặt sạch sẽ mỗi cuối tuần.
  • Bên cạnh việc vệ sinh sạch sẽ thì chế độ ăn uống cũng vô cùng quan trọng. Bổ sung đầy đủ vitamin, rau, củ quả, các chất đạm,.. để giúp người già có một cơ thể khỏe mạnh.

Mua gạc chăm sóc vết thương tại Shopee: Gạc Tiên Tiến HETIS

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *