Cách chăm sóc tiểu đường biến chứng loét chân

Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay. Một trong những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường đó là tình trạng loét chân. Dưới đây chúng tôi sẽ mách nhỏ bạn 1 số cách chăm sóc tiểu đường biến chứng loét chân.

Nguyên nhân tiểu đường gây biến chứng loét chân

Tiểu đường sẽ gây ra 2 vấn đề chính liên quan đến bàn chân như sau:

Một trong những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường đó là tình trạng loét chân
Một trong những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường đó là tình trạng loét chân
  • Bệnh thần kinh đái tháo đường: Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ gây tác động đến dây thần kinh của bạn. Nếu bạn bị tổn thương dây thần kinh ở chân và bàn chân sẽ làm giảm cảm giác. Tức là bạn không còn có cảm giác nóng hay lạnh hoặc đau đớn. Nếu bạn không có cảm giác vết cắt hoặc đau thì đây là bệnh lý thần kinh, vết cắt có thể trở nên biến chứng. Các cơ quan chân không hoạt động đúng cách do các dây thần kinh đi đến các cơ bị tổn thương làm bàn chân của bạn không điều chỉnh đúng tư thế
  • Bệnh mạch máu ngoại biên: Bệnh tiểu đường cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lưu lượng máu. Nếu lưu lượng máu không tốt sẽ mất nhiều thời gian để vết thương hồi phục. Nếu bạn có dấu hiệu nhiễm trùng không lành hoặc khó lành vì lưu lượng máu đến nuôi dưỡng vết thương bị kém thì vết thương có nguy cơ bị loét hoặc hoại tử.

Một số biến chứng thường gặp ở bàn chân người tiểu đường

Với những bệnh nhân tiểu đường thì nguy cơ gặp các vấn đề sau rất phổ biến chẳng hạn như:

Bàn chân lực sĩ: Đây là một bệnh nhiễm nấm ở bàn chân rất phổ biến có thể xảy ra ở 1 hoặc 2 chân. Người tiểu đường có khả năng mắc căn bệnh bàn chân lực sĩ cao gấp 3 lần người bình thường. Nấm sẽ xâm nhập qua các vết nứt trên da và gây nhiễm trùng.

Vết chai sẽ hình thành do sự tích tụ của da cứng thường xảy ra ở bề mặt dưới của bàn chân. Vết chai được gây ra bởi sự phân bố trọng lượng không đều hoặc do kích cỡ giày không phù hợp. Các vết chai trên bàn chân là điều bình thường vì thế tùy theo từng trường hợp mô của vết chai ra sao mà bác sĩ sẽ quyết định có vấn đề gì không.

Mụn nước: Tình trạng này có thể xảy ra khi giày của bạn chà cùng 1 lúc trên bàn chân. Mang giày không vừa hoặc không có vớ sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Tốt nhất đừng nên làm vỡ chúng.

Biến dạng ngón chân cái: Là tình trạng vết sưng ở mặt bên của ngón chân cái. Khi vết sưng nghiêm trọng nó có thể bao gồm cả xương và chất dịch. 

Ngón chân khoằm: Hình thành khi 1 hoặc cả 2 khớp ngón chân nhỏ bị bẻ cong do cơ chân yếu do tổn thương thần kinh. Bạn có thể có vết lở ở lòng bàn chân hoặc trên đỉnh ngón chân do nhiễm trùng. Hình dạng bàn chân có thể thay đổi, đi lại khó khăn và khó tìm được giày phù hợp.

Móng chân mọc ngược: Móng chân mọc ngược xảy ra khi các cạnh của móng mọc đâm vào da và gây áp lực khiến người bệnh đau dọc theo các cạnh móng. Các cạnh móng có thể cắt vào da gây đỏ, sưng, đau, chảy mủ hoặc nhiễm trùng. 

Cách chăm sóc tiểu đường biến chứng loét chân

Chăm sóc bàn chân đúng cách do tiểu đường biến chứng là điều được nhiều người quan tâm. Dưới đây sẽ là 1 số lời khuyên của bác sĩ:

  • Chăm sóc bản thân và kiểm soát tiểu đường: Thực hiện đúng chế độ của bác sĩ về dinh dưỡng, thể dục cùng dùng thuốc. Giữ mức đường trong máu của bạn luôn ổn định trong mức độ cho phép.
  • Rửa chân bằng nước ấm với xà phòng mỗi ngày. Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng khuỷu tay. Không nên ngâm chân lau khô chân đặc biệt ở vị trí kẽ ngón chân
  • Kiểm tra bàn chân mỗi ngày để xem các vết loét, mụn nước, đỏ, vết chai có xuất hiện bất thường hay không.
Chế độ dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với người tiểu đường
Chế độ dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với người tiểu đường
  • Nếu da trên bàn chân bị khô hãy giữ ẩm bằng cách thoa kem dưỡng sau khi rửa và lau khô chân. KHông thoa kem dưỡng da giữa các ngón chân.
  • Nhẹ nhàng làm mềm vết chai bằng 1 tấm đá nhám hoặc đá bọt sau khi tắm xong
  • Kiểm tra móng chân 1 lần một tuần. Cắt móng chân, không làm tròn các góc của móng chân. Sau khi cắt nhớ làm mịn móng bằng giũa
  • Luôn mang giày kín và đi dép trong nhà
  • Luôn mang tất mang vớ 
  • Mang giày đúng kích cỡ
  • Bảo vệ bàn chân không bị lạnh hoặc nóng
  • Đảm bảo máu chảy đến chân
  • Không nên dùng thuốc lá vì nó là nguyên nhân khiến cho vấn đề lưu thông máu trở nên tồi tệ
  • Nếu bàn chân có vấn đề hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ ngay

Trên đây là một số Cách chăm sóc tiểu đường biến chứng loét chân. Biến chứng tiểu đường là vô cùng phức tạp và nguy hiểm chính vì thế bạn nên kiểm soát lượng đường máu thật ổn định bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục điều độ.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *