Các loại gạc vết bỏng ai cũng nên biết

Trong quá trình làm việc lao động không tránh khỏi những tổn thương do nhiệt gây ra. Nó dẫn đến tình trạng bị bỏng rát cho con người. Vậy để bảo vệ vết bỏng khỏi tác nhân bên ngoài cũng như không để lại sẹo thì phải làm sao? Sau đây sẽ là các loại gạc vết bỏng bạn nên biết.

Gạc vết bỏng có tác dụng gì?

Gạc vết bỏng có các công dụng chính sau đây:

  • Bảo vệ ngăn nước, vi sinh vật xâm nhập đồng thời hạn chế nhiễm trùng vết thương
  • THấm hút dịch tạo môi trường ẩm để thúc đẩy vết thương nhanh lành
  • Không dính gạc vào vết bỏng, đồng thời giảm tình trạng tổn thương thứ phát
  • Cho phép vùng tổn thương có thể cử động và hoạt động chức năng bình thường
  • Giảm đau chống sưng
  • Thuận tiện khi thay gạc giảm đau
  • Mềm thoải mái không gây kích ứng da
  • Cung cấp oxi cho vết thương thúc đẩy vết thương nhanh lành.

Một số loại gạc vết bỏng bạn nên biết

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn các loại gạc vết bỏng sau:

Gạc cotton

Đây là loại gạc được sử dụng phổ biến hiện nay dành cho vết bỏng do có giá thành rẻ, không kích ứng da
Đây là loại gạc được sử dụng phổ biến hiện nay dành cho vết bỏng do có giá thành rẻ, không kích ứng da

Đây là loại gạc được sử dụng phổ biến hiện nay dành cho vết bỏng do có giá thành rẻ, không kích ứng da mà còn có chức năng che phủ thấm dịch tốt, Tuy nhiên, nhược điểm của loại gạc này là không tạo ra môi trường ẩm đồng thời không ngăn được nước cũng như vi sinh vật bên ngoài. Hay có hiện tượng gạc dính vào vết thương nên bệnh nhân sẽ bị đau mỗi khi thay gạc.

Gạc Foam

Gạc Foam là mẫu gạc xốp thích hợp cho các loại vết bỏng độ 1 hoặc 2. Gạc có màng bán thấm không cho nước cũng như vi sinh vật bên ngoài xâm nhập vào. Đồng thời bên trong vẫn đảm bảo quá trình trao đổi khí diễn ra bình thường.

Bên cạnh đó loại gạc này còn có chức năng thấm dịch tốt, tạo điều kiện môi trường ẩm giúp quá trình lành vết thương diễn ra nhanh hạn chế việc thay gạc. Lớp xốp mềm mại co giãn linh hoạt không dính vào vết thương khiến bệnh nhân thoải mái.

Gạc Alginate

Mẫu gạc này có chiết xuất chủ yếu từ rong biển, tạo gel khi tiếp xúc với vết bỏng nhờ việc trao đổi ion Calci của gạc với ion bên trong vết bỏng. Lớp gen này được hình thành và ion Calci được giải phóng cung cấp môi trường ẩm cho vết bỏng thúc đẩy nguyên bào sợi phát triển đồng thời cầm máu ở các mao mạch nhỏ thúc đẩy quá trình hình thành vết thương nhanh chóng

Mẫu gạc này có chiết xuất chủ yếu từ rong biển, tạo gel khi tiếp xúc với vết bỏng nhờ việc trao đổi ion Calci của gạc với ion bên trong vết bỏng.
Mẫu gạc này có chiết xuất chủ yếu từ rong biển, tạo gel khi tiếp xúc với vết bỏng nhờ việc trao đổi ion Calci của gạc với ion bên trong vết bỏng.

Ngoài ra, lớp gel còn giúp cản trở trao đổi khí của vết bỏng với môi trường, nếu sử dụng gạc Alginate sẽ thúc đẩy quá trình lành vết thương nhờ sản sinh các mao mạch. Song nó chỉ thích hợp với các vết bỏng ở cấp độ 1-2. 

Ở các vết bỏng cấp độ 3 trở lên nhu cầu về oxy lớn nên đặc tính này sẽ là hạn chế cho quá trình hồi phục vết thương. Lí do nữa đó là nó có nguy cơ bị dính sợi gạc vào vết bỏng mạch máu hay xương bộc lộ do bỏng. Bên cạnh đó, do có tính thấm dịch tốt nên khi dùng loại gạc này sẽ khiến vết bỏng khó lành do mất nước.

Gạc Hydrogel

Mẫu gạc này được đánh giá là loại gạc ưa nước được làm từ Polyme tổng hợp. Nhờ chứa một lượng nước lớn từ 70-90% cho nên gạc này giúp làm mát vết bỏng nhanh và tạo môi trường ẩm ướt cho quá trình tạo hạt,  biểu mô hóa diễn ra. Bên cạnh đó nó còn không bị dính sợi  gạc vào vết thương không gây đau cho bệnh nhân

Nhược điểm của mẫu gạc này chính là khả năng thấm dịch không tốt, không thoát khí nên không phù hợp với các vết bỏng có diện tích lớn, sâu như bỏng cấp 3.

Gạc Hydrocolloid

Gạc Hydrocolloid gồm có 2 lớp keo và không thấm nước.
Gạc Hydrocolloid gồm có 2 lớp keo và không thấm nước.

Gạc Hydrocolloid gồm có 2 lớp keo và không thấm nước. Nó được hình thành nhờ sự kết hợp giữa những chất có khả năng tạo gel như carboxymethyl cellulose, gelatin và pectin cùng những vật liệu có tính đàn hồi khác. Mẫu Gạc Hydrocolloid này cho phép hơi nước từ trong thoát ra ngoài nhưng lại ngăn vi sinh vật từ bên ngoài xâm nhập vào trong. Bên cạnh đó nó còn có khả năng thấm hút dịch đồng thời tạo môi trường ẩm phù hợp với quá trình lành vết thương

Một ưu điểm nữa đó chính là không dính sợi gạch vào vết thương nên quá trình thay gạc sẽ không gây đau đớn cho bệnh nhân. Song nhược điểm của nó chính là thấm hút dịch không cao, không thoát khí nên không phù hợp với các loại vết bỏng sâu độ 3

Gạc tẩm bạc

Loại gạc này được làm từ các loại vật liệu khác nhau có tẩm ion bạc. Các phân tử bạc bên trong gạc sẽ được giải phóng từ từ vào vết bỏng tấn công các loại vi khuẩn ngăn ngừa nhiễm trùng. Bên cạnh đó loại gạc này còn có khả năng thấm hút dịch, giúp vết bẩn sạch tạo môi trường ẩm thích hợp thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Do tính chất của vết bỏng sẽ thay đổi theo thời gian cho nên vết chăm sóc vết thương ban đầu có vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì thế, bác sĩ khuyên dùng gạc tẩm bạc trong vòng 48 giờ đầu sẽ tạo môi trường tốt thúc đẩy lành vết thương

Đây cũng là mẫu gạc tốt nhất được dùng cho các vết bỏng sâu, bỏng không rõ độ sâu hay bỏng bề mặt với diện tích rộng.

Song nhược điểm của nó là giá cao có thể gây xót dị ứng cho người bệnh mà không phải ai có thể dùng.

Trên đây chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn các loại gạc vết bỏng tốt nhất trên thị trường. Mong rằng sẽ giúp các bệnh nhân tìm được mẫu gạc phù hợp nhất với mình.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *