Các dạng tổn thương loét bàn chân do đái tháo đường

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính, có yếu tố di truyền, do hậu quả của tình trạnh thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối, bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng nồng độ glucose trong máu kết hợp với các rối loạn về chuyển hoá carbonhydrate, chất béo và protein. Các rối loạn này có thể dẫn đến các biến chứng cấp tính, mạn tính như: biến chứng tim mạch, thần kinh, mắt, thận,…

Tìm hiểu các dạng tổn thương loét bàn chân do đái tháo đường để có hướng điều trị phù hợp.

Các dạng tổn thương loét bàn chân do đái tháo đường

1. Loét bàn chân do bệnh động mạch ngoại vi (loét mạch máu)

Loét mạch máu là những dạng tổn thương loét được hình thành do mạch máu bị hẹp hoặc tắc hoàn toàn gây ra. Loét mạch máu có những đặc điểm sau:

Bảng 1. Đặc điểm loét bàn chân do bệnh động mạch ngoại vi
Bảng 1. Đặc điểm loét bàn chân do bệnh động mạch ngoại vi
Loét mạch máu bàn chân

Khoảng 20% bệnh nhân mắc bệnh động mạch ngoại vi không có triệu chứng, đôi khi vì họ không hoạt động đủ để gây thiếu máu cục bộ. Một số bệnh nhân có triệu chứng không điển hình (ví dụ đau hông hay đau khớp).

Ngoài ra, một số triệu chứng khác của bệnh có thể kế đến như:

– Chuột rút đau đớn ở vị trí như hai cơ hông, đùi khi đi bộ hoặc leo cầu thang
– Tê hoặc yếu chân
– Lạnh ở chân (đặc biệt ở bàn chân)
– Vết loét trên chân như ngón chân, bàn chân, cẳng chân trở nên không lành
– Thay đổi màu sắc của đôi chân, chuyển thành màu xanh nhợt nhạt
– Lông chân bị rụng hoặc chậm mọc lại
– Móng chân phát triển chậm hơn
– Không tìm thấy mạch hoặc mạch yếu ở chân
– Đau khi sử dụng tay
– Rối loạn cương dương ở nam giới

Khi cơn đau tiến triển nặng hơn, bạn có thể cảm thấy đau ngay cả khi đang nằm, nghỉ ngơi hoặc ngủ.

2. Loét bàn chân do biến chứng thần kinh ngoại vi (loét thần kinh)

Biến chứng thần kinh ngoại vi làm mất cảm giác bảo vệ bàn chân, tăng áp lực bàn chân, biến dạng bàn chân dẫn tới các vi chấn thương, rách tổ chức da và dưới da hình thành lên tổn thương loét thần kinh. Tổn thương dạng này có những đặc điểm sau:

Bảng 2. Đặc điểm loét bàn chân do biến chứng thần kinh ngoại vi

Theo thống kê có khoảng 60- 70% bệnh nhân đái tháo đường mắc biến chứng thần kinh, chủ yếu gặp biến chứng thần kinh ngoại biên và thần kinh thực vật. Rất nhiều bệnh nhân tại thời điểm chẩn đoán phát hiện bệnh đái tháo đường đã có biến chứng thần kinh.

 

 Loét thần kinh- mạch máu: bao gồm hai đặc điểm tổn thương loét mạch máu và loét thần kinh.

Biến chứng thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường thường ít gây tử vong nhưng đó là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế, bắt buộc cắt cụt chi. Theo ước tính của Liên đoàn ĐTĐ Thế giới, cứ mỗi 20 giây lại có 1 bệnh nhân ĐTĐ bị cắt cụt chi.

3. Loét bàn chân nhiễm trùng

Vết loét bàn chân bị nhiễm trùng khi có những đặc điểm sau: chảy mủ từ vết loét, và/ hoặc có các dấu hiệu: đỏ da, quầng hoặc sưng tấy tại chỗ, ấm nóng tại chỗ, đau căng cứng tại chỗ. Vết loét nhiễm trùng còn có những đặc điểm nhiễm trùng “thứ phát” như vết loét chậm liền, dịch tiết tại vết loét nhiều và bất thường, vết loét có tổ chức mủn, hoại tử và có mùi hôi.

 

Loét bàn chân nhiễm trùng mưng mủ

Phân loại mức độ loét bàn chân

Phân loại vết loét theo hương pháp của Meggitt – Wagner (dựa trên tiêu chí đánh giá độ sâu của vết loét và độ lan rộng của hoại tử) là phương pháp dễ áp dụng nhất trong thực hành lâm sàng.

Bảng 3: Phân loại mức độ loét bàn chân theo Meggitt -Wagner

Triệu chứng bệnh loét bàn chân do đái tháo đường

Biến chứng thần kinh cảm giác: triệu chứng lâm sàng có thể ở dạng dương tính hoặc âm tính, lan tỏa hoặc khu trú.

  • Triệu chứng âm tính: tê bì, mất cảm giác ở bàn chân được bệnh nhân mô tả như đang đeo tất, đeo găng, mất thăng bằng khi nhắm mắt, mất cảm
    giác đau, mất cảm giác nóng lạnh.
  • Triệu chứng dương tính: rát bỏng, đau như kim châm, kiến bò, kiến cắn, tăng nhạy cảm khi sờ nắn.

Biến chứng thần kinh vận động: được biểu hiện bằng các biến dạng ở ngón chân như ngón chân hình vuốt, hình búa, vòm bàn chân cao, lộ
đầu xương bàn ngón, lớp mỡ dưới da vùng đầu xương bàn ngón mỏng, chai chân ở những vùng tăng áp lực tì đè.

Biến chứng thần kinh tự động: khô da, dày sừng, nứt kẽ tại gan bàn chân. Bàn chân có thể ấm nóng và phù chân do các cầu nối động-tĩnh
mạch, giãn tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch.

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *