Biểu hiện nhận biết vết thương bị nhiễm trùng, cách xử lý an toàn và hữu hiệu

Vết thương bị nhiễm trùng do quá trình chăm sóc, xử lý không kịp thời dẫn đến. Hậu quả dẫn đến có thể là: nhiễm trùng máu và các cơ quan khác, hoại tử mô…. Vậy để nhận biết vết thương bị nhiễm trùng thông qua những dấu hiệu nào, để có biện pháp xử lý đúng lúc, kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời.

Dấu hiệu nhận biết vết thương bị nhiễm trùng

Vết thương bị nhiễm trùng là hậu quả của việc chăm sóc, điều trị chưa cẩn thận.

Thông thường, da chính là hàng rào để bảo vệ của cơ thể tránh khỏi những tác nhân từ bên ngoài. Khi da gặp vết thương hở, hàng rào bảo vệ đó bị tổn thương sẽ làm mất đi khả năng tự bảo vệ vốn có. Vi khuẩn tấn công quá nhiều nhưng hệ miễn dịch của cơ thể lại không thể chống đỡ lại được từ đó vết thương bị nhiễm trùng. Tùy thuộc vào nguyên nhân, vị trí gây nhiễm trùng mà bệnh nhân sẽ có các biểu hiện không giống nhau. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết khi vết thương bị nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn.

  • Sốt

Vết thương bị nhiễm trùng-  sốt là phản ứng bình thường của cơ thể khi phản ứng viêm xảy ra. Khi gặp vết thương nặng, bệnh nhân có thể sốt nhẹ < 38 độ C . Trong trường hợp sốt > 38 độ C và kéo dài thì đó là dấu hiệu cho thấy có thể vết thương bị nhiễm trùng. Cần chú ý đến dấu hiệu này để có cách xử lý kịp thời, hiệu quả nhất.

  • Vết thương nóng đỏ, sưng, đau.

Vết thương bị nhiễm trùng có dấu hiệu bị nóng- đỏ, sưng tấy. Cần phải hết sức lưu ý vì đây là dấu hiệu chứng tỏ đang xảy ra mạnh mẽ phản ứng viêm. Cơ thể đang cố gắng để chống lại một lượng lớn vi khuẩn tấn công vào ổ gây nên tổn thương với cơ thể.

  • Vết thương có mùi và chảy dịch 

Vết thương bị nhiễm trùng sẽ tiết dịch màu hơi vàng hoặc trong . Khi đã bị nhiễm trùng, màu sắc dịch tiết có thể thay đổi: xanh lá cây/ vàng đậm, kèm theo đó là mùi hôi khó chịu. Cần thường xuyên theo dõi vết thương để nhận ra sự thay đổi này kịp thời này.

  • Cảm giác đau nhiều

Vết thương bị nhiễm trùng đi kèm cảm giác đau không thuyên giảm là dấu hiệu cảnh báo không thể bỏ qua. Với vết thương thông thường, cảm giác đau chỉ kéo đến đỉnh điểm vào ngày thứ 2 sau khi bị thương, giảm dần sau đó. Nếu không thấy đỡ đau hoặc thậm chí là đau nhiều hơn trước, người bệnh cũng nên lưu ý vì khả năng cao vết thương bị nhiễm trùng.

  • Cơ thể mệt mỏi

Khi cơ thể người bệnh bị tấn công liên tục với tác nhân có hại số lượng lớn, bạn sẽ bị cảm giác yếu ớt, mệt mỏi. Đi kèm theo bạn cũng sẽ thấy đau nhức, ăn không ngon miệng hay chán ăn.

Vết thương bị nhiễm trùng có nguy hiểm không?

Vết thương bị nhiễm trùng nếu không điều trị kịp thời rất dễ có những biến chứng nguy hiểm.

Nhiễm trùng là một trạng thái cấp tính, nếu không được phát hiện cũng như xử lý kịp thời sẽ để lại những hậu quả khó lường. Tình trạng vét thương bị nhiễm trùng kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

  • Vết sẽ thương chậm lành

Vết thương nhiễm trùng là tình trạng vùng da bị tổn thương nghiêm trọng. Khi các tế bào da chưa kịp lành thì đã phải chịu sự tấn công ồ ạt của vi khuẩn từ bên ngoài. Do vậy, vết thương sẽ chậm lành. Bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám nếu thất bất kỳ dấu hiệu kể trên. Đồng thời xây dựng các bước chăm sóc vết thương hợp lý để cải thiện tình trạng này.

  • Vết thương có khả năng để lại sẹo xấu

Vết thương bị nhiễm trùng sẽ gây ra tổn thương lớn, sâu ở dưới các lớp dưới da và lan rộng. Chính vì thế, để hồi phục tổn thương tốt, tránh tình trạng sẽ xuất hiện sẹo xấu hãy điều trị vết thương sớm nhất có thể. Tùy thuộc vào vị trí, mức độ vết thương bị nhiễm trùng mà sẽ xuất hiện các loại sẹo khác nhau như: sẹo lõm, sẹo lồi, sẹo phì đại,….

  • BỊ viêm mô tế bào

Đây chính là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở mô và da dưới da thường gặp nhất do Staphylococci hay Sterptococci. Tình trạng viêm mô tế bào gây nên sưng- đỏ- đau tại vùng da đang bị tác động. Trong các trường hợp vết thương bị nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể bệnh nhân bị sốt và các hạch bạch huyết khu vực sẽ sưng to.

  • Nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn huyết là tình trạng vết thương bị nhiễm trùng rất nặng, có tỷ lệ tử vong rất cao. Theo như các chuyên gia y tế, nếu bệnh nhân có thể sống sót sau khi nhiễm trùng huyết, trong vòng 1 năm sau đó tỷ lệ tử vong vẫn sẽ đạt > 26%.

Các bước chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng nhanh lành

  • Tay vệ sinh sạch sẽ

Trước khi bắt đầu các bước để chăm sóc vết thương, bệnh nhân/ người chăm sóc cần vệ sinh tay bằng xà phòng/ dung dịch sát khuẩn. Tiếp đó, hãy nên trang bị thêm găng tay y tế để quá trình xử lý vết thương bị nhiễm trùng được hiệu quả , an toàn nhất.

  • Sát trùng vết thương

Việc sát trùng vết thương bị nhiễm trùng là bước chăm sóc rất quan trọng. Đặc biệt là khi vết thương bị nhiễm trùng  đang ở dưới sự tấn công ồ ạt của nhiều vi khuẩn gây bệnh thì bước này lại càng cần thiết.

Vết thương bị nhiễm trùng cần được vệ sinh hàng ngày bằng dung dịch chuyên dụng, phù hợp.

Lựa chọn dung dịch sát trùng cho vết thương bị nhiễm trùng cần chú ý:

  • Khả năng tiêu diệt vi khuẩn mạnh. nhânh: tác nhân chính vết thương bị nhiễm trùng là tụ cầu vàng – vi khuẩn đang cư trú trên bề mặt da. Thêm vào đó, các tác nhân khác như: virus, nấm cũng có khả năng tấn công gây bệnh. Nếu loại bỏ được hết những mầm bệnh này sẽ giúp vết thương được sạch sẽ, không nhiễm trùng, khô thoáng, mưng mủ.
  • Không gây kích ứng da, đau- xót da: vết thương bị nhiễm trùng làm cho người bệnh đau đớn, khó chịu, hãy lựa chọn dung dịch  phù hợp, an toàn cho da (đặc biệt như trẻ em, da nhạy cảm, người cao tuổi)
  • Không gây tổn thương đến tổ chức hạt và nguyên bào sợi: vết thương chỉ lành lại khi quá trình phục hồi tổ chức, tái tạo tại ổ tổn thương được diễn ra tự nhiên. Tuy nhiên, có nhiều loại dung dịch sát khuẩn lại chỉ có tác dụng làm sạch, nhưng sẽ làm tổn thương đến các yếu tố thúc đẩy quá trình lành thương. Vì thế mà vết thương qua nhiều ngày vẫn không thấy có tiến triển cũng như không thể lành lại được.
  • Băng vết thương và thoa kem dưỡng ẩm

Những vết thương bị nhiễm trùng cần được băng bó bằng băng gạc y tế tiệt khuẩn cẩn thận (không nên băng quá chặt / quá lỏng, thường xuyên thay băng hàng ngày)

Thao tác khi  thay băng,nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương thêm vết thương. Nếu gạc bị khô và dính quá chặt vào vết thương, hãy làm mềm băng/ gạc bằng nước muối sinh lý trước khi tháo gỡ.

Sau khi vết thương bị nhiễm trùng chăm sóc đã khô se hẳn, không còn ướt mủ và dịch, hãy thoa kem dưỡng giúp phục hồi làn da. Việc cung cấp độ ẩm và dưỡng chất sẽ đẩy nhanh tốc độ lên da non và tổn thương nhanh lành.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *