Bị bỏng nước sôi nên bôi gì?

Bỏng nước sôi là tình trạng bỏng nước rất thường mắc phải trong cuộc sống. Nếu không được xử lý đúng cách kịp thời có thể gây nên nhiều hậu quả đáng tiếc. Vây câu hỏi mà nhiều người băn khoăn đó là bị bỏng nước sôi nên bôi gì? Hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé

Các trường hợp bị bỏng có thể xử lý tại nhà 

Dù bạn bị bỏng do chạm tay vào chảo dầu hay vô ý đổ nước sôi vào người thì cũng rất khó chịu. Tuy vậy bỏng là tai nạn thường gặp nhất. Dựa theo mức độ nghiêm trọng nó được chia thành các cấp độ sau:

Dù bạn bị bỏng do chạm tay vào chảo dầu hay vô ý đổ nước sôi vào người thì cũng rất khó chịu.
Dù bạn bị bỏng do chạm tay vào chảo dầu hay vô ý đổ nước sôi vào người thì cũng rất khó chịu.

Bỏng cấp độ 1

Da bị đỏ, sưng nhẹ và không bị phồng rộp hay xuất hiện biến chứng nguy hiểm, ít nguy cơ để lại sẹo trên da

Bỏng cấp độ 2

Da bị phồng rộp và dày lên do ảnh hưởng trực tiếp đến lớp mô da bên trong

Bỏng cấp độ 3

Da bị tổn thương sâu vào lớp bên trong đồng thời có những tác động lên dây thần kinh khiến tê liệt dây thần kinh. Vùng da bị bỏng thường có màu trắng, xám hoặc đen

Bỏng cấp độ 4

Đây là cấp độ nguy hiểm nhất, gây ra những tổn thương ăn sâu vào đến tận gân và xương

Đối với cấp độ 3 và 4 thông thường sẽ phải điều trị tại bệnh viện. những vết bỏng đường kính 1-2 cm thì bạn có thể điều trị tại nhà

Bị bỏng nước sôi nên bôi gì?

Khi bị bỏng nước sôi nên bôi gì là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Bạn nên lưu ý thực hiện 1 số bước sau:

Rửa nước lạnh

Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho trường hợp bỏng cấp độ nhẹ 1-2 với tác dụng chính là dứt cơn đau đồng thời ngăn ngừa tổn thương ăn sâu vào da. Theo đó điều đầu tiên bạn cần làm đó là để vết thương dưới vòi nước lạnh trong khoảng 20 phút. Sau đó, bạn có thể rửa lại vùng da bị bỏng bằng xà phòng dịu nhẹ và nước. Việc này sẽ ngăn tình trạng nhiễm trùng phát triển, bởi đây là một trong số những yếu tố cản trở quá trình phục hồi thương tổn.

Chườm đá lạnh

Một túi chườm lạnh chuyên dụng hoặc tấm khăn ướt đặt trên chỗ bỏng có thể giúp giảm đau và bớt sưng phồng da. Thời gian chườm lạnh bạn có thể áp dụng là trong khoảng từ 5 – 15 phút. Bạn hãy nhớ là không nên dùng túi chườm quá lạnh hoặc dùng đá viên đặt lên bề mặt da trực tiếp vì hành động này rất dễ gây kích ứng chỗ bị bỏng, cũng như làm hạn chế lưu thông máu khiến các tổn thương lâu phục hồi hơn.

Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho trường hợp bỏng cấp độ nhẹ 1-2
Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho trường hợp bỏng cấp độ nhẹ 1-2

Bôi thuốc mỡ kháng sinh

Khi những nốt phồng rộp từ vết bỏng bị hở hoặc vỡ, bạn có thể dùng các loại kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp da mau lành hơn. Một số loại thuốc như Bacitracin hay Neosporin thường sử dụng để bôi lên vùng da bị ảnh hưởng, sau đó dùng băng gạc vô trùng để che lại

Bôi gel nha đam

Nhiều nghiên cứu cho thấy nha đam có công dụng khá hữu hiệu trong việc chữa các vết bỏng độ 1 hoặc độ 2. Nha đam có đặc tính kháng khuẩn, thúc đẩy tuần hoàn máu và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Bạn có thể bôi một lớp gel nha đam trực tiếp lên chỗ da bị tổn thương.

Bôi mật ong

Ngoài vị ngọt ngào dùng để chế biến món ăn hay pha chế các loại thức uống bổ dưỡng, bạn còn có thể sử dụng mật ong để làm dịu vùng da bị bỏng. Mật ong là một chất chống viêm, kháng viêm và kháng nấm tự nhiên rất hữu hiệu. Bạn có thể thoa mật ong lên miếng gạc, sau đó đặt lên vị trí bị bỏng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Điều này cũng sẽ giúp giảm bớt phần nào cơn đau khó chịu

Trên đây chúng tôi vừa giải đáp thắc mắc bị bỏng nước sôi nên bôi gì. Hy vọng sẽ giúp các bạn có được cách xử lý đúng cách và kịp thời nhất. Hãy lưu ý chỉ dùng bôi các loại thuốc mỡ kháng sinh, gel nha đam lên vết bỏng nhẹ. Nếu vết bỏng có kích thước 2.5cm hãy đến bác sĩ ngay lập tức

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *