Bật mí những cách khắc phục vết sẹo mổ đẻ bị lồi mẹ không nên bỏ qua

Vết sẹo mổ đẻ bị lồi thông thường sẽ không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người bị sẹo. Nhưng chính vết sẹo mổ đẻ bị lồi đó là một phần khiến người phụ nữ không được tự ti và xấu hổ nhất. Nguyên nhân khiến vết sẹo mổ đẻ bị lồi là gì? Có phương pháp hay cách thức nào để khắc phục hay không ? Qua bài viết này sẽ cung cấp đến chị em những kiến thức cần thiết để khắc phục hiệu quả nhất.

Nguyên nhân khiến vết sẹo mổ đẻ bị lồi.

Vết sẹo mổ đẻ bị lồi gây mất thẩm mỹ và khiến các chị em thấy tự ti

Phương pháp sinh mổ giúp giảm tỷ lệ tử vong rất cao cho chị em trong quá trình vượt cạn, nhưng hậu quả mang đến sẽ là thời gian hồi phục lâu hơn so với các chị em sử dụng phương pháp sinh thường. Cùng với những vết rạn da trong quá trình mang thai, các mẹ sinh mổ sẽ mang theo mình một vết sẹo dài sau khi sinh.

Vết sẹo sau sinh mổ sẽ là sẹo phì đại. Các vết sẹo này thường sẽ tự phì đại hay dày lên, giới hạn sẽ chỉ đến mép vết thương trong vòng 6 tháng đầu sau sinh. Sau thời gian đó, vết sẹo sẽ có màu đỏ hơn so lúc ban đầu và sẽ tự giảm dần theo thời gian. Những vết sẹo phì đại cũng có thể phát triển to lên thành một khối cứng màu đỏ, gây cảm giác ngứa- đau và khó chịu cho mẹ.

Những nguyên nhân chính gây nên sẹo phì đại sau sinh:

  • Do cơ địa mẹ dễ bị sẹo phì đại.
  • Do mẹ không kiêng khem vệ sinh đúng cách trong quá trình điều trị sẹo. Như làm ăn các loại thực phẩm dễ gây nên sẹo như: đồ nếp, rau muống…
  • Do mẹ vết thương không được bảo vệ cẩn thận khiến vết mổ bị nhiễm trùng. Quá trình liền vết mổ, việc không bảo vệ hay che chắn đúng cách sẽ khiến các dị vật như: lông thú nuôi, bụi bẩn…rơi/ bay dính vào vết mổ. Những vi khuẩn đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hình thành, sinh sôi và dễ tạo thành sẹo xấu.

Cách phòng tránh vết sẹo mổ đẻ bị lồi.

Để các vết sẹo phì đại/ sẹo lồi xấu xí không để lại trên da chúng ta sau phẫu thuật, các mẹ cần thực hiện theo các bước dưới đây để ngăn ngừa sẹo sau sinh:

  • Nghỉ ngơi sau khi thực hiện phẫu thuật

Sau quá trình phẫu thuật đau đớn, cơ thể người mẹ cần thời gian để nghỉ ngơi và bình phục lại. Đặc biệt là đối với các mẹ sinh mổ, quá trình này càng quan trọng và cần được lưu ý hơn. Theo như lời khuyên của bác sĩ chuyên môn,các mẹ cần dành ra từ 2 đến 3 tuần để nghỉ ngơi tĩnh dưỡng ( có thể nhiều hơn sức khỏe mỗi người), thêm vào đó là thời gian để cơ thể có thể bình phục về trạng thái tốt nhất và vết thương lành lại.

  • Chăm sóc vết thương đúng cách
Vết sẹo mổ đẻ bị lồi có thể là do quá trình chăm sóc và kiêng khem sau sinh không tốt nên mới hình thành sẹo lồi.

Để ngăn ngừa vết sẹo mổ đẻ bị lồi xuất hiện, mẹ cần phải chăm sóc vết thương cẩn thận đúng các. Nên sử dụng các loại nước chuyên dụng để rửa và sát trùng vết thương hàng ngày. Trong trường hợp nếu vết mổ có dấu hiệu sưng tấy, xuất hiện những ổ viêm thì mẹ nên liên hệ với bác sĩ ngay để có những tư vấn kịp thời. Tránh trường hợp tự vệ sinh,tự giải quyết mà sẽ bị nhiễm trùng vết mổ, thời gian lành vết thương bị kéo dài, tăng cao nguy cơ hình thành sẹo xấu về sau.

  • Tránh các áp lực mạnh lên vết mổ

Trong quá trình vết thương lành, các lớp mô ở vết mổ còn rất yếu và bị phá vỡ rất dễ. Nếu mẹ không kiêng khem cẩn thận kỹ lưỡng mà lại thường xuyên vận động mạnh sẽ tạo nên áp lực lớn lên các vết mổ. Điều này rất nguy hiểm, bởi vì nó có thể làm vết thương của mẹ bị hở hay khiến cho vết thương lan rộng hơn và từ đó sẽ hình thành vết sẹo lớn hơn. Khi vết thương/ vết mổ đã lành, mẹ cần áp dụng ngay các phương pháp chống sẹo sau sinh để ngăn ngừa hình thành sẹo xấu.

Mẹo trị vết sẹo mổ đẻ bị lồi sau sinh mổ hiệu quả

  • Mẹo trị vết sẹo mổ đẻ bị lồi bằng phương pháp tự nhiên

Phương pháp trị sẹo tự nhiên luôn được các mẹ lựa chọn nhiều bởi sự lành tính và an toàn. Cùng với đó là nguyên liệu vô cùng dễ kiếm như: nghệ, nha đam, mật ong, hành tây… là mẹ đã có ngay hỗ hợp tự chế hiệu quả để chống sẹo rồi.

Trong các loại nguyên liệu tự nhiên này có chứa hàm lượng lớn các khoáng chất, vitamin cần thiết giúp kích thích cơ thể  bình thường hóa việc sản sinh nhiều collagen đồng tời giúp ức chế việc tăng sinh collagen quá mức- nguyên nhân chủ yếu gây nên sẹo xấu. Và còn tái tạo và nuôi dưỡng làn da vùng sẹo trở nên mềm mại, sáng mịn và đều màu da. Nếu lựa chọn sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để điều trị sẹo, mẹ cần lựa chọn loại nguyên liệu phù hợp với cơ địa da để không bị kích ứng, sức khỏe sau sinh bị ảnh hưởng và nguy cơ để lại vết sẹo xấu tăng cao. Vì hiệu quả của phương pháp tự nhiên này khá chậm nên mẹ cần sử dụng một cách đều đặn và kiên trì mỗi ngày để có kết quả như mong muốn.

  • Xóa sẹo mổ đẻ bị lồi với tia laser
Vết sẹo mổ đẻ bị lồi điều trị bằng tia laze cũng được nhiều mẹ lựa chọn

Một phương pháp xóa sẹo lồi phổ biến là sử dụng tia laser. Theo đó, tia laser với những bước sóng cao sẽ đi sâu vào vết sẹo, cấu trúc mô sẹo bị phá vỡ, đồng thờ các tế bào mới được tái tạo thay thế cho các tế bào già cỗi. Từ đó, vết sẹo sẽ mờ dần, sáng đều với màu da.

Tuy vậy, phương pháp này cũng tiềm ẩn các nguy cơ làm tình trạng sẹo bị lồi trở nên tồi tệ hơn. Théo đó, bước sóng cao trong tia laser có thể sẽ phá hủy cấu trúc da xung quanh vết sẹo và sẽ không thể hồi phục được, làm cho vết sẹo không những không được chữa lành mà sẽ lan ra những vùng da xung quanh. Cúng đó nếu mẹ lựa chọn phải các trung tâm spa thiếu kinh nghiệm, uy tín, sử dụng công nghệ không đảm bảo thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu muốn tìm hiểu và sử dụng phương pháp trị sẹo lồi sau sinh bằng laser, mẹ nên cân nhắc thật kỹ lưỡng.

  • Điều trị vết sẹo mổ đẻ bị lồi với kem chống sẹo

Trong các phương pháp trên, có lẽ phương pháp điều trị sẹo lồi bằng cách thoa kem chống sẹo ưu việt hơn và hiệu quả hơn.

Với phương pháp này cũng đòi hỏi mẹ phải thực hiện hằng ngày tương tự phương pháp trị sẹo bằng thiên nhiên. Tuy nhiên, hiệu quả của kem chống sẹo mang lại sẽ có phần nhanh hơn so với phương pháp thiên nhiên. Hãy lựa chọn những sản phẩm trị sẹo lồi uy tín, hay theo chỉ định của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất.

Tuy có nhiều phương pháp điều trị sẹo lồi khác nhau nhưng tất cả đều có những điểm chung mà mẹ cần lưu ý như sau:

  • Kiêng hoàn toàn các loại thức ăn dễ gây nên sẹo như: đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng,…
  • Uống nước đầy đủ 1,5-2 lít/ ngày để ngăn ngừa tình trạng mất nước ở phần mô sẹo.
  • Nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày các loại rau xanh, trái cây.
  • Hãy bảo vệ vùng sẹo tránh khỏi những ánh nắng trực tiếp nhằm giảm tình trạng thâm sẹo.

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *