Bật mí cách xử lý hiệu quả loét xương cùng cụt

Loét xương cùng cụt  xuất hiện nhiều với những bệnh nhân bị liệt, phải nằm lâu hay tai biến… Các vị trí loét thường xảy ra do bị áp lực tỳ- nén như: vùng cùng cụt, bả vai, khuỷu tay, gót chân… Trong đó, loét xương cùng cụt là vùng nhanh, cũng dễ mắc nhất và chăm sóc cũng khó khăn nhất. Với những thông tin dưới đây sẽ cho biết những thông tin hữu ích để xử lý hiệu quả loét xương cùng cụt.

Vì sao bệnh nhân bị loét xương cùng cụt?

Loét xương cùng cụt xảy ra ở bệnh nhân nằm liệt,khó/ không vận động được.

Loét chính là sự khởi đầu khi da xuất hiện áp lực đủ lớn và tỳ đè lên vùng da, đặc biệt là những vùng da sát xương. Khi những áp lực này trở lên lớn hơn phần áp lực mao động mạch bình thường thì tại vùng da đó sẽ hiện tượng rối loạn chuyển hoá, viêm nhiễm,thậm chí là hoại tử.

Loét xương cùng cụt thường rất hay gặp với những người bệnh sau các phẫu thuật lớn -nhất là phẫu thuật gãy xương đùi, nằm lâu do tai biến, những bệnh nhân có tổn thương về tủy sống không vận động được, người lớn tuổi bị liệt. Tình trạng này xuất hiện bởi những nguyên nhân sau:

  • Ngồi/ nằm ngửa quá lâu: Cơ thể chúng ta trọng lượng chủ yếu tập trung tại vùng xương cụt. Nếu bệnh nhân nằm/ ngồi quá lâu, áp lực sẽ chèn ép lên mô và phần mạch máu nuôi dưỡng mô tại những khu vực này khiến cho máu không thể đến để  nuôi dưỡng mô – da, từ đó vùng da nơi xương cụt bị tổn thương, lở loét – hoại tử. Ban đầu những tổn thương xảy ra tại chính tổ chức bên trong gần xương, tiếp đó phá hủy lên trên bề mặt da.
  • Ma sát: nguyên nhân khác bởi bệnh nhân nằm bất động không thể tự mình thay đổi tư thế được đó là sự ma sát.Trong quá trình di chuyển người bệnh sang vị trí khác, người thân đã kéo lê cơ thể trên bề mặt giường- cáng – phản cứng,làm vùng mô của da tiếp xúc với mặt giường bởi ma sát mà da bị tổn thương, kéo theo đó sẽ là loét xương cùng cụt.
  • Nhiều tuổi:  Với những bệnh nhân tuổi cao, chỉnh bởi vì sự tuần hoàn của máu, oxy cần thiết cung cấp cho da và các tổ chức, chất dinh dưỡng đều dần giảm đi. Khi đã bị lão hóa, quy trình tuần hoàn máu và cấu trúc của da bị thay đổi. Từ đó da sẽ bị khô, đàn hồi bị mất nên sẽ là điều kiện thích hợp cho các vết loét dễ dàng hình thành.
  • Dinh dưỡng kém: bệnh nhân nếu không có chế độ ăn đầy đủ về lượng và chất thì nguy cơ loét tỳ rất cao. Vớ những người mắc bệnh nghiêm trọng, ăn kém ngon miệng, già yếu khả năng ăn uống giảm và sự hấp thu chất dinh dưỡng kém. Khi đó vấn đề dinh dưỡng sẽ là một yếu tố nguy hiểm của loét xương cùng cụt.
  • Vệ sinh và độ ẩm: với bệnh nhân đại / tiểu tiện không tự chủ được, mồ hôi do sốt, vệ sinh không đảm bảo, vết thương hở… loét xương cùng cụtcó nguy cơ xảy ra rất nhanh và rất cao.
  • Trọng lượng: Người bị thừa cân/ béo phì có nguy cơ bị tỳ đè cao hơn bởi áp lực lên vùng da bị tỳ đè tăng cao.

Loét xương cùng cụt- dấu hiệu nhận biết.

Loét xương cùng cụt có 4 cấp độ cơ bản.

 

  • Giai đoạn 1

Vùng xương cùng cụt bị loét thường có các đặc điểm: sự đàn hồi kém, da có màu đỏ/ hồng dần chuyển thành xanh / đỏ tía.

Tuy vậy, vết loét thường khó để nhận biết với mắt thường, với người có làn da tối màu thì lại càng khó. Có thể phát hiện loét tỳ đè bằng cách so sánh giũa các vùng da lân cận/ vùng da đối diện của cơ thể: da lạnh hơn hay ấm hơn, da xốp hoặc da cứng hơn, người bệnh có cảm giác đau hoặc ngứa ở vùng da tỳ đè.

  • Giai đoạn 2

Loét da vùng xương cùng cụt bị tỳ đè sẽ dần dầy lên, tiếp đó là bị loét trợt nông hay loét thành những hố sâu. Tại đáy vết thương sẽ có màu hồng hay đỏ..

Bên cạnh đó,  tổn thương dưới dạng bọng nước cũng sẽ được xếp vào độ 2 loét tỳ đè . Nếu những tổn thương lớn > 1cm thì sẽ rất khó liền trở lại.

  • Giai đoạn 3

Xương cùng cụt bị loét sẽ ăn sâu hết phần hoại tử những các tổ chức dưới da thậm chí đến gần lớp cơ. Vết loét có khi tồn tại dạng hố sâu, tại phần đáy có thể lan ra xung quanh, sẽ nhìn thấy lớp tế bào mỡ.

Sẽ xuất hiện các tế bào hoại tử có màu vàng đục ở phần dưới đáy của vết loét.

  • Giai đoạn 4

Loét xương cùng cụt vùng da bị phá hủy gần như hoàn toàn, càng ăn sâu ra xung quanh vết loét. Các phần mô bị hoại tử, ăn sâu xuống phía dưới tới các lớp như xương- gân – cơ. Vết loét đã có thể tạo thành các hầm, xoang.

Phần đáy vết thương có màu vàng đục – nâu -xám hay khô đen bởi mô hoại tử đã xuất hiện những đường hầm/ lỗ dò.

 Xử lý vết loét xương cùng cụt hiệu quả

Bước 1: Vết loét xương cùng cụt cần phải vệ sinh

  • Sử dụng gạc đã có nước muối sinh lý 0,9% lau sạch dịch mủ / mô chết tại vết loét.
  • Nếu thấy vết loét đã ăn sâu, dịch- mủ viêm chảy ra nhiều, có mùi hôi/ thối, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được chăm sóc, bởi vết loét đã phát triển sang giai đoạn nặng.

Bước 2: Vết loét xương cùng cụt được làm sạch với dung dịch sát khuẩn

  • Khi vết loét được sát khuẩn đúng cách sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng, nguy cơ tổn thương giảm theo, sự lan rộng và ăn sâu được hạn chế, khử đi những mùi khó chịu tại vết loét. Khi ấy, quá trình lành thương sẽ diễn ra nhanh hơn.
  • Dựa theo tình trạng của vết loét, mà hãy lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp. Bởi có nhiều sản phẩm sát khuẩn hiện nay như: cồn, oxy già… có tác dụng sát trùng rất mạnh, sẽ gây nên xót và tổn thương mô, khiến cho vết loét chậm lành, thậm chí là bị tổn thương nhiều hơn.
Loét xương cùng cụt hạn chế bằng cách thay đổi tư thế nằm cho bệnh nhân thường xuyên.

Bước 3: Sử dụng kem dưỡng phục hồi, tái tạo da 

  • Một số loại kem dưỡng ẩm có tác dụng giúp da dưỡng ẩm, kháng khuẩn,dịu da, ngăn ngừa viêm, ngăn ngừa sẹo hiệu quả, kích thích tái tạo tế bào da mới.
  • Kem dưỡng ẩm thích được khuyến cáo thích hợp cho vết loét xương cùng cụt như kem lanolin, kem vaseline  (theo chỉ định của bác sĩ).

Bước 4: Vết loét xương cùng cụt – băng bó

  • Với những vết loét đã khô se/ nhẹ thì bước này không cần phải làm. Vết loét phải gữi thông thoáng để quá trình hồi phục diễn ra tự nhiên -nhanh chóng hơn.
  • Các vết loét rộng, cần sử dụng băng hydrocoloid / gạc mỡ để làm vết loét nhanh lành hơn, không bị ảnh hưởng bởi  cọ xát, va chạm.
  • Không nên băng quá chặt bởi sẽ ảnh hưởng tới việc lưu thông máu, người bệnh sẽ bị đau.
  • Hãy thay băng tối thiểu 1 lần/ ngày để vệ sinh và vết loét được theo dõi thường xuyên.

Những lưu ý khi chăm sóc vết loét xương cùng cụt

Việc phòng ngừa vết loét tỳ đè xương cùng cụt rất quan trọng nhưng cũng nên quan tâm bởi những các yếu tố nguyên nhân,  cần đặc biệt lưu ý  một số điều sau::

  • Luôn phải giảm áp lực tỳ đè với vết loét xương cùng cụt: Thường xuyên thay đổi tư thế nằm của bệnh nhân 2h/ lần ( hoặc nhiều hơn), dùng đệm khí/ đệm hơi…nếu có điều kiệnhãy sử dụng các loại giường di chuyển tự động.
  • Tăng cường lưu thông máu: bằng việc xoa bóp, massage nhẹ nhàng (không dùng lực quá mạnh / chà xát trực tiếp vào vùng bị loét).
  • Không được rắc thuốc bột kháng sinh lên vết loét xương cùng cụt:  hãy để vết loét sạch sẽ là tốt nhất an toàn là sử dụng dung dịch sát khuẩn thích hợp với vết loét.

Mua Gạc Tiên Tiến HETIS ở Shopee: Tại đây.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *