Bao lâu để vết sinh mổ lành? Lưu ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi

Vết sinh mổ bao lâu thì lành? Có lẽ đó là câu hỏi của nhiều chị em khi lựa chọn phương pháp sinh mổ. Sau quá trình vượt cạn đầy đau đớn và mất sức nhưng cũng vô cùng dũng cảm, cơ thể người mẹ cần thời gian nhất định để hồi phục.Tuy nhiên đối với sản phụ sinh mổ vết sinh mổ bao lâu thì lành thì còn tùy thuộc vào cơ địa, cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho mẹ một vài những lưu ý quan trọng trong cách vệ sinh,ăn uống và nghỉ ngơi để vết sinh mổ nhanh lành.

Vết sinh mổ bao lâu thì lành

Vết sinh mổ sẽ nhanh lành bởi sự chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ.

Với một số trường hợp cụ thể như: thai quá lớn, mẹ khó sinh, sức khỏe mẹ yếu, nước cạn hay ối đục… bác sĩ thường sẽ chỉ định hoặc khuyên mẹ mổ đẻ. Vết mổ thường có độ dài từ 11-15cm tùy vào kích thước của em bé. Để vết sinh mổ nhanh lành còn phụ thuộc nhiều vào chế độ chăm sóc cũng như cơ địa của mỗi người.

Bình thường trong khoảng 7 đến 10 ngày đầu miệng vết mổ sẽ từ từ khép lại và bắt đầu khô hẳn.

Từ tuần thứ 2 và 3 vết mổ trong quá trình hình thành sẹo, thường bị phồng nhẹ, mẩn đỏ và  sưng . Khi đến tuần thứ 6 vết sinh mổ trở thành sẹo và lồi lên, các bộ phận bên trong cơ thể (ổ bụng) dần dần được khôi phục về trạng thái ban đầu. Khoảng 3 tháng sau sinh vết sinh mổ mới lành, mẹ lúc đó mới hết cảm giác đau. Tuy vậy nhiều sản phụ do cơ địa và vấn đề vệ sinh không đảm bảo nên cơ thể không chấp nhận chỉ khâu dẫn đến vết sinh mổ bị nhiễm trùngmưng mủ.

Làm thế nào để vết sinh mổ nhanh lành

  • Giữ vệ sinh vết sinh mổ sach sẽ: các mẹ sau sinh nên hạn chế tắm gội ( trong tuần đầu tiên) chỉ cần lau qua người và vết mổ bằng nước nóng. Sau tuần đầu tiên các mẹ có thể tắm nhưng lưu ý là tắm nhanh, sử dụng nước ấm và không dội nước trực tiếp lên vết sinh mổ để tránh nhiễm trùng. Sau đó dùng bông sạch/ khăn sạch thấm khô và vệ sinh vết sinh mổ bằng nước muối sinh lý hay betadine cho vết sinh mổ.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn vừa đủ, việc ăn nhiều sẽ dẫn đến việc khó tiêu hóa, tích tụ lâu sẽ dẫn đến táo bón, tăng khí trong ruột khiến bụng chướng, bị đầy hơi sẽ không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe. Trong những ngày đầu các mẹ nên ăn thức ăn cháo lỏng, đồ mềm ( đến khi mẹ có thể tự xì hơi được). Những ngày sau đó mẹ có thể ăn thức ăn đặc,vẫn ưu tiên những thực phẩm tươi, dễ tiêu hóa, nấu chín, sử dụng khi còn ấm là tốt nhất cho cơ thể mẹ.

– Các mẹ nên hạn chế các thực phẩm sau: thịt gà, thịt bò, hải sản,rau muống gây dị ứng, đồ nếp làm lồi vết thương lâu ngày để lại sẹo. Cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, B, K, canxi, kẽm,,,

Vết sinh mổ sẽ để lại sẹo và phụ thuốc rất nhiều vào cơ địa cũng như cách chăm sóc.

 

  • Tập vận động nhẹ nhàng

Các mẹ không nên nằm trên gường quá lâu bởi sản dịch sẽ bị ứ lại bên trong tử cung, không thoát ra được nên sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy theo khuyến cáo của các bác sĩ sau 1 ngày, các mẹ nên tập cử động chân tay trên gường, có thể ngồi dậy, xuống giường tập đi lại nhẹ nhàng. Chính sự vận động này sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, làm cho vết sinh mổ  mau lành, tăng cường nhu động ruột và còn giúp nhanh thoát khí, tránh được nguy cơ tắc mạch máu và dính ruột .

Lúc này các mẹ cũng phải đặc biệt chú ý đến việc giữ ấm cho cơ thể và sự thông suốt của các đường ống dẫn trong cơ thể ( không để bị tắc) ,thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, thay tã/ băng vệ sinh thường xuyên 4h/ lần,hãy  thay đổi tư thế nằm/ lật người, vận động chân tay ngay cả khi nằm trên giường.

Các mẹ có thể tham khảo 3 bài tập dễ thực hiện sau đây để giúp sản phụ nhanh chóng hồi phục sức khỏe :

Mẹ hãy lựa chọn những bài tập thích hợp với thể trạng và sức khỏe để hồi phục nhanh nhất.

– Bài tập hít thở sâu: Sau sinh mẹ nên tập hít thở sau khoảng 2-3 hơi để ngăn ngừa sự tắc nghẽn.

– Bài tập xoay vai: ngồi tư thế thẳng rồi xoay vai khoảng từ 15 đến 20 lần theo chiều từ trước ra sau và ngược lại để hạn chế tình trạng đau nhức mỏi vai.

– Bài tập kéo căng cơ thế: hãy đứng dựa lưng vào tường rồi từ từ giơ hai tay lên cao cho đến khi cơ bụng bị căng ra, giữ 10 giây rồi lại hạ xuống. Lặp lại như vậy khoảng 5 đến10 lần/ngày.

Lưu ý tất cả các bài tập đều phải nhẹ nhàng và thực hiện từ tuần thứ 4 trở đi hay tùy vào thể trạng của mẹ, không nên tập quá sức hay tập những động tác quá khó sẽ ảnh hường đến vết mổ của mẹ.

  • Nằm nghiêng

Nằm nghiêng sang một bên là tư thế phù hợp nhất với những mẹ sinh mổ. Trong vòng 6 giờ đầu sau mổ, các mẹ không nên dùng gối đầu. Nếu nằm ngửa, sẽ thấy đau đớn hơn vì tử cung co thắt. Vì thế chị em nên nằm nghiêng hẳn đầu sang một bên, nằm thẳng người và không nên dùng gối để tránh đau đầu.

Ngoài ra tư thế nằm nghiêng đầu sang một bên cũng có tác dụng để tránh nôn. Các y tá sẽ giúp các mẹ cố định túi thông tiểu ở vị trí thích hợp và lót giấy vệ sinh dưới mông, sẽ định kỳ thăm khám tử cung để xem xét tình trạng xuất huyết âm đạo và sự co hồi tử cung .

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *