Băng gạc alginate điều trị loét tỳ đè như thế nào?

Loét tỳ đè được xác định là những vết loét xảy ra trên các vùng da cơ thể của các bệnh nhân nằm lâu ít vận động, liệt. Các vết loét do tỳ đè nếu như không được điều trị đúng cách, kịp thời sẽ khiến cho bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao do sẽ bị hoại tử và nhiễm trùng. Băng gạc alginate điều trị loét tỳ đè như thế nào? là câu hỏi nhiều người thắc mắc, hãy cùng tìm hiểu thông tin dưới đây.

Thế nào là loét tỳ đè?

Loét tỳ đè xảy ra với các bệnh nhân nằm lâu/ liệt/ không vận động

Định nghĩa loét tỳ đè là: tổn thương gây ra do hậu quả bởi sự đè ép liên tục gây tổn thương các mô bị đè ép (Bergstrom et al 1992), sự đè ép quá lâu lên mô khiến hệ thống collagen mao mạch và mạch bạch huyết sẽ bị bít tắc dòng máu và dịch kẽ, gây ra thiếu máu- đau- hoại tử và tạo ra những mảng mục của các mô bị chết.

Loét tỳ đè được xếp vào là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến kéo dài thời gian nằm viện, làm tăng chi phí điều trị cho bệnh nhân, thời gian chăm sóc của người nhà.

Ví trí thường xảy ra loét tỳ đè: một số vị trí loét tỳ đè thường hay gặp là: vùng xuơng cùng, khuỷu, gót chân, bả vai, mặt ngoài đùi, sau gáy, tai, mắt cá chân,… trên 80% các vết loét sẽ xảy ra tại vùng xương cùng hay gót chân.

Băng gạc alginate điều trị loét tỳ đè ra sao ?

Băng gạc alginate được sử dụng với mục đích chính để che phủ /lấp đầy nhiều vùng của vết thương, kể cả là những vùng có chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Băng gạc alginate được cấu tạo từ những sợi natri và canxi có nguồn gốc từ rong biển. Rong biển có thể thấm hút lượng dịch từ vừa phải cho đến rất lớn đồng thời cũng sẽ kiểm soát tình trạng chảy máu nhẹ. Băng vết thương do loét tỳ đè bằng gạc alginate sẽ giúp duy trì một môi trường ẩm vùa đủ đồng thời sẽ thúc đẩy sự hình thành các mô hạt. Băng gạc alginat có khả năng tự điều chỉnh để phù hợp với hình dạng của vết thương của chúng đảm bảo được khả năng hấp thụ- thoát nước thích hợp.

Băng gạc alginate thường hoạt động như một loại băng chính. Vì thế chúng cần có một lớp băng thứ cấp để giữ chúng được cố định. Băng gạc alginate sẽ tương tác trực tiếp với các ion natri và canxi có trong dịch tiết của vết thương. Điều này càng xác định rõ ràng hơn các đặc tính hấp thụ và hấp phụ của băng gạc alginate . Trong băng gạc alginate thì canxi và các ion canxi của băng sẽ tương tác với các ion natri có trong dịch tiết vết thương. Các sợi canxi alginat không hòa tan được trong nước được được chuyển đổi thành natri alginat hòa tan trong nước và thấm hút vào băng gạc alginate. Kết quả sẽ là một loại gel được hình thành sẽ mang theo và vô hiệu hóa các vi khuẩn được dịch tiết hay vết thương mang vào hết vào trong băng. Lớp gel khi đã tạo thành có thể được nhấc ra trong khi tháo băng / rửa sạch bằng nước muối vô trùng.

Phân loại băng gạc alginate

Có nhiều loại băng gạc alginate khác nhau dựa trên hình dạng- kích thước và thành phần của băng.

  • Hình dạng: băng gạc điều trị loét tỳ đè vết thương alginate có dạng miếng và dạng dây cuộn
Băng gạc alginate có dạng miếng và dạng cuộn

– Băng vết thương dạng miếng sẽ dễ dàng băng lên những vết thương sâu, vết loét hở, hốc và xoang

– Băng vết thương dạng dây cuộn alginat canxi được sử dụng để băng bó các vết thương hẹp hơn. Với loại băng này không nên được sử dụng trên các vết thương khô / tiết dịch nhẹ vì chúng có thể sẽ làm khô vết thương khiến cho việc tháo băng gặp nhiều khó khăn.

  • Thành phần: băng vết thương alginate, có hai loại băng, đó là băng alginate bạc và băng CMC

–  Băng quấn CMC có tính hấp thụ cao và được làm từ các nguyên liệu xenlulo tự nhiên. Chúng sẽ tạo thành một lớp gel trong suốt, có độ ẩm thích hợp để hấp thụ những dịch tiết ra từ vết thương cũng như ngăn dịch tiết trở lại xâm nhập vết thương. Chúng cũng sẽ cô lập các tế bào đang bị viêm, đặc biệt là các bạch cầu trung tính, để giúp đẩy nhanh quá trình vết thương chữa lành. Băng ép CMC alginate sẽ mang tới một môi trường chữa bệnh loét tỳ đè rất tốt đồng thời hỗ trợ quá trình tự động khử trùng.

– Băng gạc bạc: Một số băng gạc vết thương bằng alginate có chứa các chất chống vi khuẩn như bạc, chúng được kết hợp vào để áp dụng cho các vết thương bị tiết dịch nhiều và bị nhiễm trùng.

Ưu điểm của băng gạc alginate

  • Có độ thấm hút vừa phải cho đến cao
  • Cầm máu cho các vết loét
  • Giảm thiểu số lần thay băng
  • Thích hợp sử dụng cho những vết thương bị nhiễm trùng
  • Bảo vệ tối đa các cấu trúc bên dưới mô lộ ra, tránh khỏi tình trạng bị mất nước trong quá trình phẫu thuật cho bệnh nhân.

Vết thương nào phù hợp sử dụng băng gạc alginate

Băng gạc alginate thích hợp với vết thương chứa nhiều dịch
  • Vết thương bị chảy nước từ trung bình cho đến nặng
  • Vết thương có độ dày/ sâu
  • Loét do tì đè (ở giai đoạn 3 và 4)
  • Loét bàn chân do bệnh lý tiểu đường (cấp độ 2)
  • Cầm máu cho vết thương sau mổ
  • Đường hầm / vết thương trong khoang
  • Vết mổ
  • Các vết thương ngoài da
  • Vết thương do bỏng
  • Vết thương bị nhiễm trùng
  • Các vùng xoang

Cách sử dung băng gạc alginate

  • Làm sạch vùng vết thương cùng với dung dịch nước muối thông thường.
  • Vỗ nhẹ để cho vùng xung quanh vết thương được khô
  • Nhẹ nhàng đắp băng gạc alginate lên trên bề mặt vết thương.
  • Hãy cố định băng gạc alginate bằng băng thứ cấp để giữ cố định.
  • Một ngày nên thay băng từ 1- 3 lần./ ngày, hoặc khi dịch bắt đầu chảy ra từ các mép của băng.
  • Hãy sử dụng nước muối sinh lý để làm ẩm băng cũ trước khi tháo băng. Điều này sẽ hạn chế cảm giác đau cho bệnh nhân.

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *