Bạn đã biết cách chăm sóc vết thương hở đúng hay chưa

Vết thương hở bao gồm những vết rách trên da khiến phần mô bên trong bị lộ ra phía ngoài. Vết thương hở hình thành có thể do ngã, chấn thương do va đập hay do bệnh nhân vừa phẫu thuật. Bài viết này sẽ mang đến chi tiết hơn về một số cách chăm sóc vết thương hở điều trị chúng sao cho hiệu quả nhất.

Cách chăm sóc vết thương hở- Phân loại vết thương

cách làm vết thương hở mau khô
Chăm sóc vết thương hở cần cẩn thận hơn so với những vết thương thường khác
  • Vết thương xây xát, trầy xước

Vết thương do trầy xước hình thành khi da bị cọ xát hay trượt trên một bề mặt thô ráp như: mặt đường…. Dù cho vết trầy xước ít chảy máu nhưng không nên chủ quan mà cần vệ sinh vết thương thật sạch sẽ và loại bỏ đi tất cả các dị vật để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng xảy ra.

  • Vết rách

Vết rách chính là một vết hở sâu hay là một vết rách trên da thường xảy ra do tai nạn hay một số sự cố khác liên quan đến dao, các dụng cụ sắc nhọn khác,máy móc. Loại vết thương này có thể gây hiện tượng chảy máu rất nhiều.

  • Vết co kéo mạnh/ vết giật

Tình trạng này thường là liên quan đến việc co kéo vùng da và mô bên dưới một cách mạnh bạo,lực tác động lớn có thể là các nguyên nhân về áp lực, chẳng hạn như: động vật tấn công,vụ nổ hoặc tai nạn xe cơ giới.

  • Vết thương thủng

Vết thương thủng sẽ khiến các lỗ trên mô mềm hình thành. Những mảnh vụn hay kim tiêm có thể khiến cho vết thương bị thủng cấp tính thường làm ảnh hưởng đến các lớp mô ở bên ngoài. Tuy vậy, vết thương do dao / đạn bắn có thể làm tổn thương sâu tới các cơ và các vùng cơ quan nội tạng, dẫn đến hiện tượng xuất huyết đáng kể.

  • Vết thương mổ

Vết thương mổ thông thường sẽ là vết thương sạch, thẳng trên da, được áp dụng cho rất nhiều cuộc phẫu thuật y tế. Cùng với đó, một số tai nạn liên quan đến lưỡi lam,dao, kính vỡ và những vật sắc nhọn khác cũng có thể hình thành vết thương tương tự như là vết thương mổ.

Vết thương mổ thường gây chảy máu nhanh, nhiều. Những vết thương sâu có thể khiến tổn thương đến cơ hay dây thần kinh và sẽ phải thực hiện việc khâu miệng vết thương.

Cách chăm sóc vết thương hở

vết thương hở
Chăm sóc vết thương hở,việc băng là rất cần thiết để bảo vệ tránh khỏi những vi khuẩn

Những vết thương hở nhẹ / cấp tính có thể không cần đến việc điều trị y tế mà có thể điều trị vết thương này tại nhà. Tuy thế, với những vết thương hở nặng, chảy máu nhiều sẽ cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

Cách chăm sóc vết thương hở cần bao gồm những bước sau:

  • Cầm máu: sử dụng khăn sạch / băng ép nhẹ lên trên vết thương để giúp quá trình đông máu được diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Làm sạch vùng vết thương:có thể sử dụng nước sạch hay dung dịch nước muối sinh lý để rửa sạch vết thương và các mảnh dị vật / vi khuẩn. Sau khi vết thương đã làm sạch, bằng khăn sạch hãy lau khô. Đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế, để bác sĩ thực hiện phẫu thuật giúp loại bỏ những mảnh dị vật từ vết thương ra ngoài tránh đểcho tình trạng nghiêm trọng có chứa bên trong mô chết, thủy tinh, đạn hay các vật thể lạ khác không kiểm soát được.
  • Xử lý vết thương với thuốc kháng sinh: Sau khi vết thương đã được làm sạch, dùng thuốc mỡ kháng sinh thoa một lớp mỏng để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
  • Băng vết thương và đóng miệng: hành động đóng vết thương khi đã sạch sẽ giúp quá trình lành thúc đẩy nhanh hơn. Gạc / băng không thấm nước sẽ có tác dụng rất tốt đối với những vết thương nhỏ. Với vết thương hở sâu có thể cần phải ghim/ khâu. Tuy vậy, hãy để vết thương hở đã bị nhiễm trùng cho đến khi vết thương hết tình trạng nhiễm trùng.
  • Thường xuyên thay băng: nên tháo lớp băng cũ và kiểm tra những dấu hiệu nhiễm trùng sau khoảng 24 giờ. Cần vệ sinh và lau khô vết thương trước khi sử dụng băng dính / gạc sạch để dán lại, cố gắng giữ vết thương được khô ráo trong thời gian lành.

Mua gạc chăm sóc vết thương tại Shopee: Gạc Tiên Tiến HETIS.

Cách chăm sóc vết thương hở tại nhà

  • Bột nghệ

Chăm sóc vết thương hở: curcumin có chứa trong nghệ mang đặc tính chống viêm và kháng khuẩn rất mạnh, giúp tăng cường quá trình chữa lành vết thương, giảm đau- sưng và hoại tử mô trong vòng 2 ngày.

Có thể tạo nên một hỗn hợp sền sệt bằng cách trộn nước ấm với bột nghệ. Thoa hỗn hợp nhẹ nhàng lên trên vết thương và bằng băng/ gạc để băng lại.

  • Nha đam
Nha đam được xem là 1 trong những nguyên liệu hỗ trợ vết thương lành nhanh

Chăm sóc vết thương hở: Lá cây nha đam có chứa một chất giống như gel, rất giàu vitamin và khoáng chất, giúp thúc đẩy nhanh hơn quá trình chữa lành vết thương.

Nha đam có chứa một hợp chất là glucomannan, hỗ trợ thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào và sản xuất collagen – đây là một loại protein thiết yếu thúc đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. Đồng thời, nha đam còn có thể giúp giảm viêm, tăng cường tính toàn vẹn của da, ngăn ngừa loét.

Có thể sử dụng nha đam trực tiếp bằng cách bôi một lớp mỏng gel nha đam lên vùng da đó / băng vết thương bằng băng tẩm gel nha đam bên trong.

  • Dầu dừa

Chăm sóc vết thương hở: dầu dừa có thể sẽ thúc đẩy nhanh quá trình vết thương được chữa lành bởi có chứa nồng độ cao của monolaurin – đây là một axit béo với tác dụng kháng khuẩn nổi trội nhất.

Khi sử dụng dầu dừa nguyên chất có thể giúp làm giảm giảm nguy cơ nhiễm trùng với các vết thương đang trong quá trình lành.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *