Ánh sáng mang đến điều kì diệu khi điều trị vết loét do tì đè của người bệnh

Điều trị vết loét do tì đè nếu không biết cách chăm sóc bệnh nhân đúng cách sẽ mang đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Quá trình trị loét do tì đè không phải là một việc nhanh chóng hay dễ dàng và sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn. Việc chú ý trong các bước chăm sóc bệnh nhân khi bị loét do tì đè cần được ưu tiên để phòng ngừa các vết loét xuất hiện.

Vết loét do tì đè là gì?

Vết loét tì đè xảy ra với bệnh nhân nằm liệt/lâu/khó vận động

 

Điều trị vết loét do tì đè hay vết loét áp lực sinh ra do điều kiện bệnh nhân giữ nguyên tư thế tại một vị trí cố định kéo dài trong một khoảng thời gian, thường là do nằm viện lâu hay vì một bệnh lý nặng hay mạn tính. Các vết loét gây ra bởi nguyên nhân là do thiếu máu đến để nuôi dưỡng do đã bị áp lực tì đè. Một số các yếu tố góp phần quyết định mức độ tổn thương bởi loét do tì đè bao gồm lực ma sát tại chỗ, cảm giác đau của người bệnh, độ ẩm da,, khả năng chăm sóc và chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh.

Điều trị vết loét do tì đè cần nắm được là vết loét được chia thành 4 giai đoạn khác nhau từ nhẹ đến nặng như sau

  • Vết loét gây tổn thương từ thượng bì đến lớp biểu bì: da sẽ có màu đỏ nhạt, cứng hơn các vùng da xung quanh.
  • Vết loét tổn thương đến lớp dưới da: mất một phần thượng bì, xuất hiện vết loét hình thái với đáy khô, thông thường sẽ không thấy các phần mô tổn thương hoại tử.
  • Vết loét tổn thương đến lớp mỡ: đã quan sát thấy một ít mô hoạt tử màu vàng ở phần đáy vết loét, khả năng là nhìn thấy được lớp mỡ.
  • Vết loét tổn thương lan rộng đến những tổ chức phần mềm xung quanh như gân- cơ- xương

Điều trị vết loét do tì đè- Yếu tố nguy cơ

Loét áp lực sinh ra bởi việc tì đè kéo dài trong thời gian gây ra thiếu máu nuôi dưỡng tới các vùng da. Khả năng xuất hiện nguy cơ cao loét với các đối tượng sau đây:

  • Bệnh nhân đang bị liệt hai chi dưới / liệt nửa người gây ra do các chấn thương tại vùng tủy sống/ cột sống, bệnh nhân bị tai biến mạch máu não / bệnh lý khác liên quan đến hệ thần kinh trung ương hay là các dây thần kinh ngoại vi vì phải nằm lâu tại chỗ
  • Bệnh nhân bị hôn mê lâu, thở máy trong các phòng chăm sóc tích cực
  • Người già có cơ thể suy kiệt, bị gãy xương phải nằm lâu tại chỗ.

Điều trị vết loét do tì đè- Chẩn đoán và đánh giá vết loét

Điều trị vết loét do tì đè cần thời gian, sự kiên trì của bệnh nhân và người chăm sóc

vết loét do tì đè để chuẩn đoán không gặp quá nhiều khó khăn. Hãy quan sát những vùng da ở tại vị trí bị tì đè trực tiếp phần ở giữa xương với mặt phẳng cứng bên dưới, sẽ hay gặp nhất là ở xương vùng cùng cụt, có thể nhận thấy vùng da bị xung huyết đỏ với các giai đoạn sớm / các vết loét lộ rõ, không/ có hiện tượng hoại tử kèm theo. Phụ thuộc các giai đoạn khác nhau, một vết loét do bị tì đè có thể sẽ xuất hiện với những đặc điểm cũng như diện tích ảnh hưởng khác nhau.

Cần xem xét kĩ từng trường hợp bệnh nhân bị loét do tì đè dựa một số đặc điểm như: yếu tố nguy cơ của bệnh nhân, giai đoạn, kích thước, độ sâu, có hay không hiện tượng hoại tử và theo dõi các giai đoạn nhiễm trùng /các biến chứng khác để điều trị vết loét do tì đè chính xác nhất. Khi điều trị vết loét do tì đè không phục hồi với những chăm sóc tiêu chuẩn và biện pháp điều trị, phương pháp sinh thiết mô tế bào của vết loét cần được tiến hành để xác định được bản chất mô học cũng như phân biệt với những tổn thương ác tính khác có thể xảy ra với bệnh nhân,

Biện pháp điều trị vết loét do tì đè

Điều trị vết loét do tì đè cần tập trung vào hai mục tiêu chính bao gồm: thúc đẩy quá trình lành nhanh vết thương đồng thời là dự phòng biến chứng của nó có thể xảy ra.

Để những vết loét áp lực hồi phục nhanh, những mảnh mô hoại tử / chất mủ/ dịch tiết cần phải được loại bỏ sớm. Có thể sử dụng đến những loại thuốc bôi ngoài da / uống phị thuộc vào từng mức độ tổn thương khác nhau. Thuốc kháng viêm, giảm đau, và kháng sinh là những nhóm thuốc thường được áp dụng phối hợp trên quá trình thực tế lâm sàng. Điều trị vết loét do tì đè, chăm sóc vệ sinh vết thương thường xuyên sẽ giúp loét lành nhanh đồng thời còn dự phòng được một số các biến chứng nặng nề của nó. Với vết loét nên rửa bằng nước muối sinh lý /dung dịch sát khuẩn pha loãng như là povidine iot hàng ngày.

Thường xuyên thay đổi tư thế nằm/ ngồi cho người bệnh sẽ giúp giảm đi áp lực do bị tì đè. Duy trì một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tốt, cung cấp đảm bảo đủ calories / chất đảm, sẽ giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh hơn. Hiện nay, với sự ra đời của nhiều kỹ thuật điều trị mới, việc điều trị vết loét do tì đè có thể được tiến hành với một số công cụ hỗ trợ như là máy hút áp lực âm, giúp giảm tải lượng vi khuẩn, giảm sự phù nề giữa các mô kẽ ,tăng sức căng cho bề mặt vết loét để giúp kích hoạt quá trình tăng tạo những protein , các mô hạt, tăng máu đến để nuôi dưỡng những tổn thương đồng thời làm co tại chỗ vết thương.

Ngoại khoa cũng là một phương pháp giúp điều trị vết loét do tì đè với nhiệm vụ sẽ cắt lọc đi tất cả các tổ chức hoại tử và làm vạt che phủ vùng vết loét, nguồn máu cung cấp từ các vạt da cơ tăng .

Với những bệnh nhân đang trong giai đoạn cuối với tình trạng bệnh nặng nề, việc điều trị vết loét do tì đè chỉ nên tập trung vào các bước để giúp giảm nhẹ các triệu chứng đau như rửa vết thương và thay băng hằng ngày. Mục tiêu điều trị lành vết loét và khỏi bệnh không còn được ưu tiên nữa.

Điều trị vết loét do tì đè- biện pháp phòng tránh

Điều trị vết loét do tì đè nên thường xuyên xoa bóp, thay đổi tư thế nằm. ngồi cho bệnh nhân

Điều trị vết loét do tì đè hay loét áp lực không dễ để có thể điều trị lành hoàn toàn bởi thế việc phòng tránh loét do áp lực sẽ chiếm một vai trò rất quan trọng. Việc áp dụng một số các biện pháp phòng ngừa những biến chứng loét áp lực phụ thuộc nhiều vào kỹ năng , thái độ của người nhà/ người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân mỗi ngày. Một số biện pháp cần được bác sĩ tư vấn và khuyên nên áp dụng bao gồm:

  • Khuyến khích / trợ giúp bệnh nhân thường xuyên thay đổi tư thế. lăn trở người
  • Nếu có điều kiện hãy lựa chọn một vài phương tiện hỗ trợ thêm như: nệm nước/ giường điện. Bệnh nhân sẽ được thay đổi tư thế một cách bị động dựa theo sự chuyển động của chúng.
  • Chăm sóc nhất là các vùng da dễ bị tì đè, luôn gữi sạch sẽ và khô thoáng.
  • Hãy luôn cung cấp đủ năng lượng cùng các chất dinh dưỡng đầy đủ cho người bệnh.
Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *