Ai dễ gặp loét tỳ đè? Phương án xử lý với từng đối tượng ra sao

Ai dễ gặp loét tỳ đè? Khi bệnh nhân nằm lâu ngày, duy trì kéo dài với một tư thế có thể tạo thành những vùng da tổn thương da, loét da do tỳ đè với các vùng khác nhau trên cơ thể. Bệnh nhân nằm lâu sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề bệnh tật thứ cấp phát sinh, trong đó có loét tỳ đè do quá trình nằm bất động quá lâu là một trong những mối nguy hiểm lớn luôn cần được quan tâm.

Ai dễ gặp loét tỳ đè?

chăm sóc loét tỳ đè
Ai dễ gặp loét tỳ đè? Bệnh nhân lớn tuổi, không/ khó tự mình vận động

Loét tỳ đè được xác định xuất phát từ các biến đổi ở vùng da và mô dưới da bởi tỳ đè lên các vùng lồi xương gây nên. Nếu như không được chú ý từ sớm các lực này sẽ gây ra loét.

Đối tượng sau đây dễ gặp phải vấn đề tổn thương tỳ đè bao gồm như sau:

  • Bệnh nhân nằm điều trị tại đơn vị hồi sức tích cực (ICU): tỷ lệ tổn thương do tỳ đè thuộc nhóm bệnh nhân này được thông báo nằm trong top cao nhất với bệnh nhân nội trú.
  • Bệnh nhân chăm sóc giảm nhẹ: việc chăm sóc cuối đời là một tình thế nguy cơ cao phát triển những tổn thương tỳ đè do một số chức năng các cơ quan người bệnh đã suy kiệt đến cùng cực. Da chính là cơ quan rộng nhất của cơ thể, vì thế đây cũng là bộ phận bị suy yếu giống như bất kỳ cơ quan nào.
  • Bệnh nhân nội khoa: bệnh nhân lớn tuổi, khó/ không thể vận động, có bệnh lý đái tháo đường, bệnh lý thần kinh mãn tính : bệnh nhân không minh mẫn, có di chứng về tai biến mạch máu não,…
  • Bệnh nhân ở phòng mổ: tổn thương tỳ đè thường xảy ra với những bệnh nhân trong các đơn vị phẫu thuật hoặc là khoa ngoại.
  • Bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân nằm bất động, nằm thường xuyên trên một bề mặt tương đối cứng, khó/ không thể cảm nhận được cảm giác đau/ khó chịu do bị áp lực, bệnh nhân không thể chủ động thay đổi tư thế để giảm áp lực.

Thời gian bệnh nhân bất động thường sẽ không chỉ giới hạn trong thời gian phẫu thuật mà còn phụ thuộc vào giai đoạn trước khi phẫu thuật và bệnh nhân thường vẫn giữ nguyên một tư thế cho đến khi họ đến phòng hồi sức.

  • Bệnh nhân bị tổn thương tủy sống: nguy cơ tổn thương tỳ đè tăng lên cao ở nhóm bệnh nhân này do bị bất động, giảm cảm giác và sự thay đổi trong sinh lý bệnh gây ra sự phá hủy da.
  • Bệnh nhân thuộc các khoa chấn thương chỉnh hình: trải qua chấn thương hoặc những cuộc phẫu thuật kéo dài như: gãy khớp háng, sau bó bột phần xương chậu, lưng, chân…
  • Với bệnh nhân thuộc nhóm thừa cân, béo phì: béo phì có liên quan trực tiếp đến các vấn đề và bệnh về da ; giữa bệnh béo phì và sự phát triển tổn thương tỳ đè không thấy rõ mối quan hệ nguyên nhân, do kết quả của nghiên cứu dịch tễ học hiện tại không đồng nhất. Bởi vậy hiện tại vẫn chưa thể kết luận được bệnh nhân béo phì có bị dễ mắc tổn thương tỳ đè hay không.

Vị trí dễ gặp loét tỳ đè?

Với mỗi tư thế nếu thường xuyên duy trì kéo dài trong thời gian lâu sẽ hình thành nên những tác động khác nhau đối với những khu vực tiếp xúc của cơ thể và hình thành nên những nguy cơ tổn thương tỳ đè khác nhau:

Ai dễ gặp loét tỳ đề?

ngăn ngừa loét tỳ đè
Vị trí dễ gặp loét tỳ đè phụ thuộc vào vị trí nằm/ ngồi cho bệnh nhân
  • Với bệnh nhận nằm ngửa: vùng xương cùng cụt dễ gây loét ép sớm nhất,  vùng xương chẩm (sau gáy), vùng xương bả vai, khuỷu tay, vùng gót chân, phần dưới mông, hai gai chậu sau trên.
  • Với bệnh nhân nằm sấp vì thường bị loét tỳ đè là: trán, cằm, má, phía vai trước, khuỷu tay, ngực (vú), bộ phận cơ quan sinh dục, xương chậu trước (phần mào chậu và ụ ngồi), đầu gối, phần mũi, mu chân và ngón chân.
  • Với bệnh nhân nằm nghiêng vị trí thường bị loét tỳ đè là: mặt bên và tai (nghiêng bên nào sẽ bị loét bên đó), vùng khuỷu tay, vai, nách, xương sườn, hông, bắp chân, đầu gối, cổ chân, mắt cá chân.
  • Với bệnh nhân ngồi xe lăn vị trí thường bị loét tỳ đè là: vai, mông, ụ ngồi của xương chậu, xương cùng cụt, vùng khoeo, vùng gót chân.

Đối với một tổn thương tỳ đè nào đó khi đã xuất hiện, quá trình chăm sóc và điều trị bệnh nhân cần phải có sự phối hợp từ nhiều phía như bác sĩ, điều dưỡng, người bệnh và người thân. Trong những trường hợp bệnh nhân được chăm sóc chu đáo, điều trị tại nhà, cần được phải thay đổi thường xuyên tư thế nằm/ ngồi cho bệnh nhân, tăng cường sự lưu thông máu, luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cũng như cần xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân đối, đầy đủ cho bệnh nhân.

Hậu quả có thể xảy ra do tổn thương tỳ đè

Ai dễ gặp loét tỳ đè
Loét tỳ đè cần đến sự hỗ trợ từ bác sĩ và người nhà

Tổn thương loét tỳ đè là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến kéo dài thời gian nằm viện; gia tăng tỉ lệ tái nhập viện; tăng chi phí điều trị, thời gian chăm sóc của người nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý bệnh nhân, tỉ lệ tử vong tăng và thêm biến chứng ở bệnh nhân nằm viện; giảm sút chất lượng cuộc sống với bệnh nhân và người chăm sóc.

Ngoài ra, người bệnh với tổn thương tỳ đè lâu ngày có thể có các triệu chứng như đau, khó chịu, căng thẳng, lo âu, trầm cảm, giảm khả năng tự chăm sóc bản thân, hoạt động xã hội; Nếu tổn thương tỳ đè không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong cao do biến chứng nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *