Mặt là vị trí mặt tiền đầu tiên mà người khác nhìn vào khi gặp bạn. Chính vì thế khi gặp vết thương ở mặt nhiều người lo lắng vì nguy cơ sẽ để lại sẹo. Vậy chăm sóc vết thương trên mặt thế nào để vừa nhanh khỏi lại không để lại sẹo? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.
Contents
Bước sơ cứu ban đầu
Nếu chẳng may một ngày bạn bị xước hoặc vô tình tạo thành vết cắt trên mặt đừng hoảng loạn hãy bình tĩnh để thực hiện việc sau nhé.
Đầu tiên với mọi vết thương trên cơ thể nói chung và vết thương trên mặt nói riêng thì tất nhiên việc bạn nên làm đó chính là cầm máu. Hãy cầm 1 miếng vải sạch hoặc gạc y tế dùng tay áp chặt lên vết cắt vét trầy cho đến khi hết chảy máu. Duy trì tư thế ngồi hoặc đứng cố gắng giữ cho phần đầu của bạn cao hơn so với tim điều này sẽ phần nào giúp cầm máu và đặc biệt là giảm sưng.
Đặc biệt là các bạn nữ đừng nên khóc vì sẽ làm tăng lưu lượng máu đến mặt các vết thương sẽ chảy máu nhiều hơn đó.
Làm sạch vết thương
Một khi máu đã ngừng chảy rồi thì bạn hãy tiến hành đến khâu làm sạch vết thương trên mặt một cách cẩn thận nhất. Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau đó lau khô bằng khăn sạch để giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Nhẹ nhàng rửa sạch vết thương bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn. Không nên dùng nước ấm vì nó có thể khiến mao mạch dãn nr gây chảy máu trở lại.
Loại bỏ bất kì bụi bẩn hoặc mảnh vụn bằng nước và lau nhẹ bằng vải sạch. Nếu bạn phải dùng nhíp để loại bỏ các mảnh vụn hãy nhớ khử trùng nó bằng cồn 70 độ.
Ở khâu làm sạch này theo các chuyên gia bạn tuyệt đối không nên dùng oxy già vì da mặt là 1 trong những nơi vô cùng nhạy cảm. Tính oxy hóa trong oxy già có thể diệt khuẩn tốt song nó lại có nguy cơ phá vỡ các mô và tế bào khiến vết thương lâu lành đồng thời tăng nguy cơ để lại sẹo rỗ.
Băng bó vết thương trên mặt
Sau khi đã tiến hành xong khâu làm sạch thì bạn nên bôi các chế phẩm lên trên giúp nhanh liền miệng vết thương.
Lưu ý cần chú ý giữ ẩm cho vết thương. Trái với quan niệm thường thấy để vết thương càng khô càng tốt thì hiện tại các bác sĩ cũng như hiệp hội điều dưỡng trên thế giới khuyến cáo hãy giữ ẩm vết thương. Độ ẩm thích hợp sẽ góp phần cải thiện thời gian cần thiết để làm lành vết thương trên mặt. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng vết duy trì vết thương ẩm sẽ đẩy nhanh quá trình lành vết thương đến 50% so với các vết thương khô.
Hiện nay trên thị trường có 1 số sản phẩm băng gạc tiên tiến chăm sóc vết thương vô cùng hiệu quả đó chính là băng gạc HETIS. Dòng sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến giúp cân bằng độ ẩm miệng vết thương, diệt khuẩn đồng thời đẩy nhanh quá trình sản sinh tế bào giúp vết thương nhanh lành.
Sau khi đã bôi 1 lớp kem lên trên bề mặt vết thương hãy đặt 1 tấm gạc vô trùng lên đảm bảo đúng vị trí. Cố gắng không được di chuyển cơ mặt quá nhiều để vết thương không bị co kéo.
Điều trị vết thương trên mặt
Trong 24 giờ đầu tiên bạn không nên dùng các loại thuốc kháng sinh hay thuốc giảm viêm chống đau vì nó có thể gây ức chế quá trình đông máu và gia tăng lưu lượng máu đến vùng mặt. Trong 48 giờ đầu tiên cũng không nên tắm nước nóng, chườm nước nóng ăn đồ ăn nóng hay uống đồ nóng vì nó sẽ tăng khả năng sưng viêm.
Theo các chuyên gia da liễu thì việc cung cấp độ ẩm tối ưu hóa quá trình lành thương chính là phương pháp tốt nhất ngừa sẹo. Một khi sẹo đã hình thành việc loại nó vô cùng khó khăn.
Khi vết thương khép miệng bạn có thể tháo băng nhưng hạn chế để miệng vết thương tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vì trong đó có tia UV tác nhân này sẽ làm tăng sắc tố tại vết thương tạo nên những vết thâm dai dẳng.
Đồng thời trong quá trình kết vảy có thể sẽ có tình trạng ngứa nhưng tuyệt đối không được gãi cũng không bóc vảy vì nó sẽ dẫn đến tình trạng sẹo vĩnh viễn.
Vậy là trên đây chúng tôi vừa mách bạn 1 số cách chăm sóc vết thương trên mặt nhanh lành không để lại sẹo. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có được một khuôn mặt đẹp và mịn màng.