Việc chăm sóc vết thương bị lở loét luôn cần lưu ý một số yếu tố quan trọng như: bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và phải lưu ý tránh nhiễm khuẩn toàn thân hay tại chỗ. Vết thương bị lở loét lâu ngày sẽ khiến người bệnh đau đớn, thiếu tự tin và gây phiền toái rất nhiều trong quá trình sinh hoạt thường ngày.
Thế nào là vết thương bị lở loét
Vết thương bị lở loét có thể là do nguyên nhân cơ học, bị bỏng hay bởi nguyên nhân hóa học. Vết loét có thể do một số bệnh, khi nằm lâu hay ít thay đổi tư thế, vị trí thường gặp ở 2 mông, gót chân, bả vai, mắt cá chân và vết thương bị lở loét do bệnh lý thần kinh.
Vết thương bị lở loét do nằm lâu, ít di chuyển ở một vị trí gây tỳ nén kéo dài trên da gâ tình trạng thiếu máu cục bộ. Vết loét ở chân do suy tĩnh mạch hay gây thiếu máu cục bộ. Một số bệnh hệ thần kinh ngoại biên như: bệnh nhân tiểu đường hay bệnh phong . Nhiều vết thương không được điều trị kịp thời sẽ thành vết thương bị lở loét rất lâu lành ,gây phiền toái và khó khăn trong việc chăm sóc và điều trị.
Điều trị vết thương lở loét có thể chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: vết thương phải được cầm máu ngay khi hình thành
- Giai đoạn 2: tái tạo biểu mô và kết hạt.
- Giai đoạn 3: tu sửa da và tạo lại hình.
Giai đoạn cầm máu tạo thành những cục gồm: tiểu cầu, cục máu gồm “fibrin”. Tái tạo biểu mô và kết hạt tiếp theo xảy ra từ ngày thứ 21 kể từ lúc xảy vết thương hình thành, tùy thuộc vết thương rộng- hẹp, nơi có vết thương yếu tố phát triển như do tiểu cầu sinh ra sẽ kích thích các nguyên bào sợi tạo nên mô kết hạt gồm: chất nền collagen đi kèm với các mao mạch và các tế bào biểu bì mọc ra tái tạo nên biểu mô trên bề mặt của vết thương.
Chất nền collagen bị chắc lại trong quá trình tu sửa da và tạo lại hình đi kèm theo là giảm bớt các mao mạch. Khi bị thương giai đoạn này có thể kéo dài 2 năm.
Lưu ý khi chăm sóc vết thương bị lở loét.
- Việc chăm sóc vết thương bị lở loét cần chú ý một số yếu tố quan trọng sau: dinh dưỡng đủ chất (đặc biệt là vitamin C và kẽm) cung cấp đủ oxy và việc tưới máu phải tốt. Chăm sóc vết thương bị lở loét phải chú ý không để nhiễm khuẩn toàn thân- hay tại chỗ. Việc xử lý những nhiễm khuẩn này cũng rất quan trọng.
Chăm sóc vết thương bị lở loét cần đến một số yếu tố tế bào hay không phải tế bào như: các tiểu cầu, các yếu tố phát triển, vết thương lâu lành nếu thiếu các yếu tố này. Tróng đó như :tuổi tác, dùng thuốc, điều kiện toàn thân, dinh dưỡng, khuyết tật bẩm sinh đều góp phần ảnh hưởng đến việc lành vết thương.
- Chăm sóc vết thương bị lở loét tại chỗ: tiến hành rửa, loại bỏ phần dịch viêm và dự phòng nhiễm khuẩn. Điều trị vết thương bị lở loét và việc lựa chọn các chế phẩm này phải dựa vào kích thước vết thương, loại vết thương, nơi có vết thương nông – sâu và nguyên nhân hình thành nên sự nhiễm khuẩn và vết thương bị lở loét đang ở giai đoạn nào.
Chăm sóc vết thương lở loét thường sử dụng dung dịch hypochlorid, natri chlorid 0,9%, hydro peroxyd, chlorhexidin, povidine-iod. Dung dịch hypocholorid sẽ làm chậm lành vết thương khi dùng lâu dài vì sẽ làm chậm sản sinh collagen và gây viêm nhiễm.
- Thích hợp cho việc rửa hàng ngày là dung dịch natri chlorid, những vết thương không nhiễm khuẩn. Dung dịch :dextranomer, hydrocolloid, hydrogel cho phép loại những phần vảy kết, phần mềm cắt lọc có hiệu quả trong việc loại bỏ các mô hoại tử.
- Các vết thương bị lở loét có thể sản sinh ra một lượng lớn dịch rỉ bởi cơ chế viêm( đặc biệt trong mấy ngày đầu). Bởi vậy, khi chăm sóc vếtthương bị lở loét, các sản phẩm hydrocollorid, alginat là những chất hút ẩm rất tốt được sử dụng nhiều, phổ biến.Đa số các vết thương đều có chứa vi khuẩn. Khi bị nhiễm pseudomonas aeruginosa thì có thể làm vết thương bị lở loét lâu lành và bạc sulfadiazin sẽ được sử dụng trong trường hợp này (đặc biệt khi bỏng). Khi chăm sóc vết thương bị lở loét, cần phải điều trị nhiễm khuẩn toàn thân khi có những dấu hiệu lâm sàng như: đau đột ngột, khi chất thải tăng viêm mô tế bào, khi chất thải tăng.
Băng bó vết thương bị lở loét.
Khi vết thương bị lở loét, việc cần thiết là băng bó vết thương. Một số bông băng chuyên dụng sẽ hấp thụ các dịch viêm. Gạc, bông, len không dùng được cho vết thương sâu vì có thể có sợi tách ra, dính vào vết thương sẽ khiến vết thương bị mất nước.
Một số loại băng gạc như: polysaccharid, hydrogel, hydrocolloid, alginat, cadexomer-oid và băng bông bọt là những sản phẩm thích hợp dùng cho những vết thương sâu, có hốc và có hang. Với những vết thương bị lở loét có mùi hôi- thối, thì than hoạt tính rất có hiệu quả. Metronidazol có hoạt tính chống vi khuẩn yếm khí, những vi khuẩn này tạo mùi hăng hắc và được dùng ngoài da để khử mùi khó chịu ở các khối u , chú ý không dùng ở các vết thương hở vì có thể gây kháng thuốc.
Bên cạnh đó còn có một số phương pháp để điều trị những vết thương bị lở loét hay những vết loét đặc biệt như :làm cho thể dịch ở chân thoát đi, gập đi gập lại cổ chân, treo cao chân, hay dùng băng để ép, bó đều có ích trong vết loét do suy tĩnh mạch.
Các bioflavonoid, oxpentifylin dạng uống cải thiện được tình trạng loét chân, suy tĩnh mạch, làm cho vết thương mau lành. Ketanserin dùng bôi ngoài hay đường toàn thân đã được dùng và cho kết quả tốt với những vết thương/ vết loét mà lưu lượng máu ở đó không đủ hoặc phẫu thuật mạch là cần thiết. Vết thương bị lở loét do nằm lâu một vị trí, nên việc làm giảm lực đè nén là rất quan trọng. Trong trường hợp có một số vết thương cần ghép da.