Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta sẽ có thể bị bỏng bô, bỏng nước nóng, dầu ăn…ít nhất là một lần. Chăm sóc vết bỏng bô đúng cách sẽ khiến vết bỏng nhanh khỏi, lành thương nhanh và tránh để lại sẹo. Tuy vậy, có một số trường hợp bỏng không được xử lý đúng như trực tiếp dùng đá lạnh, dùng nước mắm,… lên vùng da bị bỏng gây nên nhiễm trùng và hình thành sẹo gây mất thẩm mỹ.
Contents
Chăm sóc vết bỏng bô, tại thời điểm bị bỏng.
Bỏng bô thuộc nhóm bỏng do nhiệt- đây là loại bỏng phổ biến nhất trong sinh hoạt. Lời khuyên của chuyên gia là nguyên tắc khi sơ cứu người bị bỏng nhiệt là tại vùng da bị tổn thương phải giảm nhiệt. Một số bước sơ cứu như sau:
- Bước 1: Ngay sau khi bị bỏng, cần loại bỏ tất cả tác nhân gây bỏng như quần áo ra khỏi vùng da tổn thương. Việc làm này giúp hạn chế độ sâu và diện tích của vết thương. Nếu diện tích vùng da bị bỏng lớn, không được tự ý cởi quần áo của người bị bỏng, tốt nhất là dùng kéo cắt để hạn chế những vết trầy xước da.
- Bước 2: Nhanh chóng đưa vùng da bị bỏng vào dưới vòi nước mát hoặc chậu nước mát sạch xả nhẹ từ từ vào vùng bỏng từ 15 đến 20 phút. Nước sạch sẽ làm hạ nhiệt, mát, giúp vùng da tổn thương không lan rộng ra và sâu hơn. Đống thời nước mát cũng giúp giảm cảm giác đau, rát, khó chịu ở người bị bỏng.
- Bước 3: Sau khi làm dịu da bằng nước hãy dùng khăn mềm mỏng, sạch, không có lông tơ để thấm phần nước đọng lại trên da nhẹ nhàng. Sau đó dùng gạc vô khuẩn băng lớp mỏng trên bề mặt vết thương. Việc làm này sẽ hạn chế các bụi bẩn, các tác động bên ngoài gây tổn thương sâu hơn và hạn chế khả năng nhiễm trùng.
- Bước 4: Sau những bước sơ cứu, mức độ bỏng cần được đánh giá. Vết bỏng ở các vị trí, mức độ khác nhau sẽ có cách xử lý khác nhau. Với các vết bỏng độ 1: nhỏ, nông, chỉ gây đỏ/ hồng trên da có thể chăm sóc tại nhà, những vết bỏng nhẹ thường khỏi sau 2 – 3 ngày mà không cần can thiệp của bác sĩ. Với các vết bỏng tổn thương lớn và sâu như độ 2/ 3 cần đưa người bị bỏng đến ngay cơ sở y tế xử lý.
Chăm sóc vết bỏng bô- cách rửa vết bỏng.
Nguyên tắc cần nhớ khi vệ sinh vết bỏng hay các loại vết thương hở là rửa từ trong ta ngoài và theo chiều từ trên xuống dưới. Nếu vết bỏng có vết phồng rộp, không tự ý xé vỡ hay chọc mà để nốt phồng tự vỡ.
Sử dụng các dung dịch làm sạch như: nước muối sinh lý, povidon iod, dung dịch rửa làm sạch da nhẹ nhàng rửa lên vết bỏng.
Chăm sóc vết bỏng bô
Tùy vào vị trí bỏng, mức độ bỏng khác nhau sẽ có cách chăm sóc khác nhau. Việc chăm sóc vết bỏng đúng cách sẽ giúp vết thương mau lành hơn và hạn chế để lại sẹo. Các bước chăm sóc vết thương cơ bản cho người bị bỏng bô:
- Bước 1: Vệ sinh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, làm sạch phù hợp.
- Bước 2: Sử dụng một số loại thuốc mỡ/ kem điều trị bỏng được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để bôi xung quanh các vùng da bị bỏng, trên bề mặt.
- Bước 3: dùng bằng băng gạc vô khuẩn để băng lại vết bỏng. Với các vết thương hở, việc dùng băng gạc có thể gây dính khiến người bệnh thấy rát, đau đớn, khó chịu mỗi khi thay băng. Để khắc phục những nhược điểm này, các loại màng sinh học Polysesteramide đã được sử dụng thay thế cho các loại băng gạc truyền thống. Ngoài chức năng bảo vệ ,thấm dịch, còn kích thích quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.
- Bước 4: Thay băng 2 lần/ ngày hoặckhi dịch vết bỏng thấm ướt băng. Trong trường hợp dùng màng sinh học chỉ cần xịt trực tiếp lên bề mặt vết thương từ 4 đến 5 h/ lần.
Chăm sóc vết bỏng bô- phương pháp tránh sẹo
- Vùng da sau khị bị bỏng có thể để lại các vết sẹo gây mất thẩm mỹ và khiến tâm lý người bệnh thấy tự ti. Nếu muốn hạn chế nguy cơ để lại sẹo hãy chăm sóc và sơ cứu vết thương đúng cách. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện một số phương pháp sau để tránh sẹo xuất hiện sau khi bị bỏng bô.
- Sử dụng kem ngăn ngừa sẹo ngay khi mặt vết thương bắt đầu lành và chỉ sử dụng các loại được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý mua, sử dụng các loại kem trị sẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Hãy thường xuyên mát xa vùng da bị tổn thương. Các động tác mát xa như; xoay tròn trên bề mặt da mới sẽ ngăn cản quá trình hình thành collagen tạo nên sẹo. Mát xa thường xuyên giúp ngăn ngừa hoàn toàn sẹo, giảm kích thước sẹo. Động tác này cần thực hiện nhiều lần trong ngày, khoảng 30 giây mỗi lần kể từ khi da bắt đầu liền. Có thể dùng thêm các sản phẩm kem ngăn ngừa sẹo, dưỡng ẩm, trong quá trình mát xa.
- Nên dùng băng có độ co giãn để làm căng da khi các vết bỏng không có vết thương hở hay đã lành. Các loại băng này sẽ giúp kéo căng da, giảm thiểu nguy cơ tạo thành sẹo, tăng cường lưu thông máu đến các vùng da bị tổn thương .
- Vận động mạnh nên cần hạn chế bởi có thể khiến vết thương đang lành bị kéo căng và nứt ra, điều này sẽ khiến các vết sẹo rộng ra. Chỉ nên cử động nhẹ nhàng, hạn chế không để vết thương hở lại.
- Lưu ý: – không được dùng đá hay nước đá để ngâm, rửa, chà lên vết bỏng
– Không ngâm rửa vết bỏng bằng nước mắm, nước tương
– Không tự ý đắp các loại lá, trứng gà lên vết thương, thuốc đông y không rõ nguồn gốc.
– Không ma sát mạnh, tì đè gây trượt loét vùng da bị bỏng khiến da bị tổn thương nhiều hơn và lâu lành hơn.
– Không chọc vỡ, bóc các nốt phỏng trên vết thương hạn chế nguy cơ gây nhiễm trùng
– Không sử dụng trực tiếp nghệ tươi lên vết thương tránh gây kích ứng