Xử lý tình huống hiệu quả và một số cách chăm sóc vết bỏng nước sôi an toàn nên biết

Cuộc sống hàng ngày cùng với công việc, chúng ta có thể sẽ gặp rất nhiều tai nạn ngoài ý muốn khác nhau, trong đó có bỏng. Bị bỏng nước sôi có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc vết bỏng nước sôi đúng cách thì vùng da bị bỏng sẽ bị nhiễm trùng và hình thành sẹo gây rất mất thẩm mỹ. Dưới đây là một số thông tin hữu ích để giúp bạn xử lý và chăm sóc vết bỏng nước sôi để an toàn và hạn chế sẹo.

Cách chăm sóc vết bỏng nước sôi

Cách chăm sóc vết bỏng nước sôi hiệu quả nhất khi xảy ra nên đưa vết thương dưới vòi nước lạnh để hạ nhiệt

Bỏng nước sôi thuộc nhóm bỏng do nhiệt độ cao gây nên. Đây là một trong những loại bỏng thường gặp nhất trong sinh hoạt với mọi đối tượng khác nhau: người lớn, trẻ em… Theo lời khuyên của các chuyên gia, nguyên tắc quan trọng nhất khi sơ cứu người bị bỏng nước sôi là cần phải giảm nhiệt tại vùng da tổn thương nhanh nhất. Các bước sơ cứu, cách chăm sóc vết bỏng nước sôi như sau:

  • Bước 1: Ngay khi bị bỏng nước sôi, cần nhanh chóng loại bỏ những tác nhân gây bỏng và quần áo ra khỏi vùng da chịu sự tổn thương trực tiếp. Việc làm này sẽ giúp hạn chế đi độ sâu và diện tích của vết thương. Nếu nhận thấy vùng da bị bỏng lớn, không được cố gắng hay tự ý cởi bỏ quần áo của người bị bỏng. Biện pháp tốt nhất nên sử dụng là dùng kéo để cắt để nhằm chế da thêm trầy xước.
  • Bước 2: Nhanh chóng đưa vùng da bị bỏng ngâm vào chậu nước mát sạch / dùng vòi nước xối trực tiếp nhẹ từ từ vào vùng da bị bỏng từ 15 đến 20 phút. Với nước sạch sẽ làm mát đồng thời hạ nhiệt giúp cho vùng da bị tổn thương sẽ không thể lan rộng và sâu hơn. Đồng thời nước mát cũng sẽ giúp nạn nhân giảm được cảm giác đau đớn, rát, khó chịu.
  • Bước 3: Sau khi đã làm dịu da, sử dùng khăn sạch mềm, không có những lông tơ để nhẹ nhàng thấm khô nước trên da. Có thể sử dụng một số loại thuốc mỡ/ kem điều trị bỏng (được bác sĩ chuyên khoa chỉ định) bôi lớp mỏng trên bề mặt và vùng da xung quanh vết bỏng. Tiếp sau đó sử dụng gạc vô khuẩn băng trên lên trên bề mặt vết thương. Động tác băng bó sẽ hạn chế bụi bẩn xâm nhập và tránh cho các tác động từ bên ngoài sẽ gây tổn thương sâu hơn cho vết bỏng cũng như tránh tối đa không bị nhiễm trùng.
  • Bước 4: Sau khi đã sơ cứu, bản thân nạn nhân/ người nhà cần đánh giá được mức độ vết bỏng nước sôi. Với những vết bỏng ở các mức độ khác nhau chúng ta sẽ có các cách xử lý khác nhau.

– Đối với các vết bỏng nước sôi ở độ 1: vết bỏng nhỏ- nông, chỉ là da hồng/ đỏ thì có thể tiến hành chăm sóc tại nhà. Những vết bỏng nhẹ bình thường sẽ khỏi sau 2 – 3 ngày chăm sóc mà không cần can thiệp của y tế.

– Đối với các vết bỏng nước sôi gây tổn thương sâu và lớn như độ 2, 3 thì cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để xử lý sớm nhất.

– Hàng ngày thay băng 2 lần hoặc khi dịch vết bỏng tiết ra thấm ướt băng/ gạc.

Cách chăm sóc vết bỏng nước sôi, sử dụng kem ngay khi vế bỏng đã khô/ se miệng để ngan ngừa sẹo

Cách chăm sóc vết bỏng nước sôi- Rửa vết thương 

Nguyên tắc khi rửa vết bỏng nước sôi hay những loại vết thương hở khác là tiến hành rửa theo từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Cách chăm sóc vết bỏng nước sôi có phồng rộp, bệnh nhân không tự ý xé vỡ hay chọc mà hãy để nốt phồng vỡ tự nhiên.

Cần sử dụng các dung dịch làm sạch vết thương như: povidon iod, nước muối sinh lý hay dung dịch rửa để làm sạch hư tổn dưới da để tưới rửa nhẹ nhàng lên trên vết bỏng.

Chăm sóc vết bỏng nước sôi- Biện pháp tránh sẹo

Vùng da sau khị bị bỏng nước sôi có thể sẽ để lại các vết sẹo gây tự tin và mất thẩm mỹ cho bệnh nhân. Quan trọng nhất là cần sơ cứu và chăm sóc vết bỏng nước sôi đúng cách sẽ hạn chế được nguy cơ để lại sẹo trên da. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện thêm một số biện pháp để tránh sẹo xuất hiện sau khi bị bỏng nước sôi:

– Sử dụng kem ngăn ngừa sẹo ngay sau khi mặt vết thương bắt đầu lành, khô- se. Chỉ nên sử dụng những loại kem ngăn ngừa sẹo được khuyến nghị bởi các bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý mua hay sử dụng những loại kem trị sẹo không rõ nguồn gốc cho vết thương.

Cấn băng/ bó để bảo vệ vết thương tránh khỏi những vi khuẩn

– Thường xuyên massage vùng da đang bị tổn thương. Động tác mát xa như: xoay tròn quanh bề mặt da mới sẽ giúp ngăn cản quá trình hình thành collagen tạo nên sẹo.

– Chăm sóc vết bỏng nước sôi nên dùng băng co giãn để làm căng da khi thấy các vết bỏng đã lành và không xuất hiện những vết thương hở. Những loại băng co giãn này sẽ giúp da kéo căng, tăng cường sự lưu thông máu tới các vùng da đang bị tổn thương đồng thời giảm thiểu nguy cơ hình thành sẹo.

– Nên hạn chế những động tác mạnh. Khi vận động với những động tác mạnh có thể sẽ làm cho vết thương đang trong giai đoạn lành bị kéo căng và sẽ nứt ra. Với điều này có thể làm các vết sẹo rộng hơn ra. Chỉ nên cử động nhẹ nhàng, chú ý không để cho vết thương hở lại lần nữa.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *