Khi bị tác động bởi bô xe máy nóng hoặc nhiệt độ nóng lên làn da thì vùng da bị thương sẽ xuất hiện vết bỏng nước. Nhiều người muốn vết thương mau lành đã dùng vật nhọn để chích thủng bọng nước này tuy nhiên liệu bị bỏng bô có bọng nước nên chọc bọng nước không? Có gây nguy hiểm gì cho người bị thương không? Hãy cùng nhau trả lời mọi câu hỏi bạn đang thắc mức thông qua bài viết hữu ích này.
Contents
Các cấp độ khi bị bỏng
Bị bỏng là một tại nạn khá phổ biến mà bất kì ai cũng có thể gặp phải, chỉ cần bạn vô tình chạm phải vật có nhiệt độ cao thì đều sẽ bị bỏng. Hiện nay có khá nhiều nguyên nhân gây ra bỏng ở người lớn, trẻ nhỏ nhưng những nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như bỏng bô xe máy, bị bỏng khi làm bếp, bỏng do cháy nổ, bỏng do nước sôi,…
Tùy theo mỗi nguyên nhân và tình hình mà vết bỏng sẽ có mức độ bị thương nặng hay nhẹ khác nhau. Tuy nhiên dù thế nào đi chăng nữa thì các vết bỏng đều phải được sơ cứu và chữa trị kịp thời, đúng cách để tránh gây ra những hậu quả nặng nề, về sau khó xử lý và để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ đặc biệt là với nữa giới.
Cấp độ 1: Vết bỏng có dấu hiệu chỉ tổn thương lớp ngoài cùng của da, người bị thương sẽ cảm thấy đau rát, vùng da bị ửng đỏ lên và chỉ sau vài hôm là có thể tự khỏi mà không để lại sẹo thâm.
Cấp độ 2: Trên vùng da bị thương có xuất hiện những nốt phỏng như bong bóng nước, bên trong có mọng nước.
Cấp độ 2 được chia làm 2 mức, mức 1 là chỉ những vết bọng nước nhỏ, có thể hết nếu điều trị đúng cách và không để lại sẹo. Còn mức độ 2 thì vẫn là những bọng nước nhưng nặng hơn, người bị bỏng có thể xuất hiện các triệu chứng như bị choáng, nhiễm trùng máu, suy nhược toàn thân và để lại sẹo thâm nếu không điều trị đúng cách.
Cấp độ 3: Đây là cấp độ chỉ những vết bỏng đã ăn sâu vào da, nó không chỉ ảnh hưởng đến làn da mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bị thương. Điều cần làm đó là phải đưa người bị thương đến bệnh viện gần nhất để được sơ cứu và bác sĩ có phương án chữa trị kịp thời.
Bị bỏng bô có nên chọc bọng nước ra không?
Khi bị bỏng thì vết thương thường sẽ xuất hiện những bọng nước hay còn gọi là mụn nước. Người bị thương sẽ cảm thấy nóng rát và khó chịu, sau khi bị nhiệt tác động thì lớp mô dưới da sẽ có một phản ứng tiết dịch giúp làm mát cấp tốc. Chính vì vậy mà nốt phỏng xuất hiện như tạo một lớp cách nhiệt bên trong và bên ngoài, giảm thiểu những tổn thương mà bạn đang gặp phải .
Đồng thời khi bị phỏng thì sẽ có một số tế bào bị chết, điều này sẽ khiến các tế bào chết giải phóng các chất trung gian hóa học, kích thích giãn mạch để khoanh vùng và bảo vệ đặc biệt chỗ bỏng. Dịch sẽ thoát ra bên ngoài và tạo ra những nốt bọng nước. Lớp da trên cùng bị chết hoàn toàn nhưng lớp da dưới thì vô cùng non nớt và chưa sẵn dàng chống chọi với môi trường bên ngoài cho nên cần một lớp để bảo vệ.
Những nốt bọng nước không chỉ đơn giản là một cơ chế bảo vệ tức thời mà nó còn có tác dụng bảo vệ vùng da sau khi bị bỏng. Và nếu như bạn chọc bọng nước thì lớp da non này sẽ bị lộ ra ngoài, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào bên trong cơ thể và vết thương sẽ dễ dàng bị nhiễm khuẩn. Do vậy mà tốt nhất là khi bị bỏng thì bạn tuyệt đối không được chọc thủng bỏng nước này mà hãy giữ nguyên và không để nó bị vỡ ra.
Khi bị bỏng bô có bọng nước nên làm gì?
Vết thương dù nhẹ hay nặng vì bị bỏng gây ra thì bạn cũng nên sơ cứu và điều trị kịp thời, càng nhanh càng tốt. Đã có rất nhiều trường hợp người bị bỏng chỉ vì sơ cứu và xử lý vết thương sai cách mà đã gây ra những hệ quả vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe, để lại những hậu quả xấu đáng tiếc về sau.
Khi bị bỏng thì bạn nên nhớ là cần xả vết thương ngay với nước mát, xả hoặc ngâm trong nước mát khoảng từ 15 – 20 phút để giúp cho bề mặt da giảm nhiệt, làm dịu vết thương và giảm độ sâu của bỏng. Sau 15 – 20 phút thì ngưng ngâm với nước ngay, không nên ngâm quá lâu và không chường hay ngâm vết thương bằng nước đá lạnh 1 cách trực tiếp.
Sau khi ngâm nước mát xong thì bạn nên lấy gạc hoặc khăn bông thấm nước lạnh đắp lên chỗ vết thương để giúp giảm đau hiệu quả. Nếu vết thương nhẹ thì bạn có thể mua thuốc trị bỏng và điều trị tại nhà còn nếu như vết thương bỏng nặng thì tốt nhất là bạn nên đưa người bị thương đến các trung tâm ý tế, bệnh viện để gặp bác sĩ chữa trị sớm nhất.
Mua Gạc Tiên Tiến HETIS: Tại đây
Những điều không nên làm nếu bị bỏng
Không dùng nước đá để ngâm hoặc chườm, nếu vùng da bị bỏng tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh sẽ gây ra tình trạng có mạch máu, co cơ khiến cho tình trạng bỏng trở nên nặng nề hơn. Vì vậy mà bạn phải hết sức lưu ý về vấn đề này vì có khá nhiều người sau khi bị bỏng đã lấy đá lăn lên vết thương.
Nhiều người truyền tai nhau rằng khi bị bỏng thì nên vắt nước củ chuối, nước củ ráy, xà phòng, nước mắm,… lên trên vết thương. Tuy nhiên đây là những cách làm vô cùng sai lầm và có thể khiến cho vết thương bị nhiễm trùng, lở loét việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều
Bên cạnh nước mắm, xà phòng, nước củ chuối,… thì bạn cũng không nên dùng kem đánh răng bôi lên vết thương bị bỏng để làm dịu vết thương. Kem đánh răng có chứa chất kiềm nhẹ, khi tiếp xúc với vết thương bị bỏng sẽ có thể khiến cho vết thương trở nên đau rát và khó chịu hơn.
Và bạn hãy luôn nhớ rằng là tuyệt đối không nên chọc vỡ hoặc vô tình để các bọng nước bị vỡ ra, khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào làm vết thương bị viêm nhiễm trầm trọng hơn. Không sử dụng thuốc bừa bãi, không dùng thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ để bôi lên vết thương bị bỏng.