Vết thương nhiễm trùng là gì ? Đó là khi những vết thương hở nếu không được xử lý đúng cách kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng vết thương bị nhiễm trùng. Hậu quả kéo theo có thể là bị : hoại tử mô- nhiễm trùng máu và một số những cơ quan khác,…. Nhận biết sớm các dấu hiệu của vết thương bị nhiễm trùng rất quan trọng để từ đó có những bước xử lý sớm để đảm bảo an toàn cho vết thương.
Vết thương nhiễm trùng là gì ? Dấu hiệu
Da là hàng rào bảo vệ cho cơ thể tránh khỏi những tác nhân xâm nhập từ bên ngoài. Khi gặp phải vết thương hở, hàng rào đó sẽ bị tổn thương, mất đi khả năng tự bảo vệ vốn có. Khi mà số lượng vi khuẩn tấn công quá nhiều mà hệ miễn dịch không đủ sức để chống lại thì khả năng nhiễm trùng rất cao. Phụ thuộc vào nguyên nhân và vị trí gây nhiễm trùng mà có thể chúng ta sẽ có các biểu hiện không giống nhau. Sau đây là 5 dấu hiệu nhận biết khi vết thương bị nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn.
- Sốt
Là phản ứng bình thường tất yếu của cơ thể khi xảy ra phản ứng viêm. Bình thường, khi gặp những vết thương nặng cơ thể bị sốt nhẹ dưới 38 độ C. Nếu như sốt > 38 độ C kéo dài liên tục là dấu hiệu nhận thấy đã bị nhiễm trùng vết thương. Cần lưu ý dấu hiệu này để có phương án xử lý hiệu quả nhất.
- Vết thương bị sưng- đau/ nóng đỏ
Vết thương nếu có những dấu hiệu như bị sưng tấy, nóng đỏ, cần hết sức lưu ý vì đây là dấu hiệu cho thấy đang xảy ra mạnh mẽ phản ứng viêm. Cơ thể đang phải ra sức chống lại một lượng lớn vi khuẩn đang tấn công vào bên trong của ổ tổn thương.
- Vết thương bị chảy dịch và có mùi hôi/ thối
Thông thường, những vết thương hở sẽ tiết dịch trong hoặc có màu hơi vàng. Khi vết thương đã bị nhiễm trùng, dịch tiết ra màu sắc sẽ có sự thay đổi như là: vàng đậm/ xanh lá cây. Đi kèm với đó sẽ có mùi hôi khó chịu. Hàng ngày cần theo dõi vết thương để nhận ra kịp thời sự thay đổi này.
- Cảm giác đau tăng lên
Cảm giác đau đớn không giảm đi là một “hồi chuông” cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng mà bạn không thể bỏ qua. Theo như diễn biên thông thường hiện tượng đau chỉ lên kéo dài đỉnh điểm đến ngày thứ 2 bị thương và sau đó giảm dần đi những ngày sau đó. Nếu nhận thấy vết thương không đỡ đau hay thậm chí đau tăng nhiều hơn trước, hãy nên lưu ý bởi vì vết thương có thể đã bị nhiễm trùng rồi.
- Cơ thể mệt mỏi thêm
Khi cơ thể đang bị tấn công liên tục bởi số lượng lớn tác nhân có hại, cơ thể sẽ xuất hiện có cảm giác bị mệt mỏi, yếu ớt. Cùng với đó, cơ thể cũng cảm thấy thấy đau nhức, ăn không ngon miệng/ chán ăn.
Vết thương nhiễm trùng là gì? Bước chăm sóc
Để hạn chế tình trạng nhiễm trùng của vết thương xảy ra, cần nắm rõ một số bước chăm sóc sau có bản sau đây:
- Vệ sinh sạch sẽ tay
Để thực hiện các bước chăm sóc vết thương, đầu tiên bệnh nhân / người chăm sóc cần vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng. Tiếp đó, nên sử dụng găng tay y tế để đảm báo quá trình xử lý vết thương được an toàn, hiệu quả nhất.
- Sát trùng vết thương
Với tất cả vết thương kể cả là vết thương hở, sát trùng vết thương là bước chăm sóc không thể thiếu và cực kỳ quan trọng. Đặc biệt, với những vết thương bị nhiễm trùng, khi đang phải chịu sự tấn công ồ ạt, tấp nập của vi khuẩn gây bệnh thì bước này lại càng không thể bỏ qua.
- Băng bó vết thương
Tất cả các vết thương nhiễm trùng sau khi vệ sinh đều cần được băng bó cẩn thận với băng gạc y tế tiệt khuẩn. Chú ý không được băng quá chặt và sau mỗi lần vệ sinh vết thương nên thay băng mới.
Khi thực hiện thay băng, nên thao tác nhẹ nhàng để tránh không làm xô lệch cấu trúc hạn chế tổn thương thêm. Nếu như gạc bị khô và dính quá chặt vào với vết thương, hãy dùng nước muối sinh lý làm mềm băng đến khi tháo được lớp băng cũ dễ dàng.
- Sử dụng kem dưỡng phục hồi, tái tạo da
Khi thấy vết thương đã khô se miệng hẳn, không còn bị ướt dịch mủ, nên sử dụng thêm kem dưỡng giúp phục hồi lại làn da. Khi vết thương được cung cấp dưỡng chất và độ ẩm sẽ thúc đẩy nhanh tốc độ lành thương và kéo nhanh quá trình lên da non và làm lành tổn thương.
Vết thương nhiễm trùng là gì? Thắc mắc thường gặp
- Vết thương nhiễm trùng lành lại trong bao lâu?
Tùy thuộc vào mức độ cũng như vị trí vết thương nhiễm trùng mà thời gian phục hồi lại của tổn thương cũng sẽ là khác nhau. Nếu như được phát hiện và xử lý kịp thời đúng cách, các vết thương sẽ khô lại nhanh chóng và bắt đầu lên da non sau đó khoảng vài ngày. Với những vết thương nặng thì cần thời gian chăm sóc, phục hồi lâu hơn.
- Khi vết thương nhiễm trùng có cần uống kháng sinh ?
Với những vết thương khi đã bị nhiễm trùng do vi khuẩn, việc sử dụng thêm kháng sinh là điều cần thiết. Tuy vậy, việc sử dụng thêm thuốc cần có chỉ định của bác sĩ bởi vì:
– Nếu tự ý sử dụng kháng sinh bừa bãi sẽ dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.
– Bình thường, một đợt dùng kháng sinh sẽ kéo dài khoảng từ 7 đến 10 ngày.
- Khi vết thương nhiễm trùng cần ăn uống như thế nào ?
Cùng với việc chăm sóc vết thương hàng ngày thì có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ thúc đẩy nhanh quá trình lành thương diễn ra. Dưới đây là một số thực phẩm nên ăn/ không nên ăn khi bị nhiễm trùng.
– Bổ sung đầy đủ, đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng như: tinh bột- protein- chất xơ- vitamin- khoáng chất. Khi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, tác nhân gây bệnh bị đẩy lùi và đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương nhanh chóng.
– Một số thực phẩm nên kiêng bởi sẽ khiến vết thương thêm sưng nề/ mưng mủ như: rau muống- đồ nếp- thịt gà-hải sản- thịt bò sẽ dễ hình thành nên sẹo thâm.