Vết thương khâu có nên băng kín?

Một điều mà rất nhiều người quan tâm đó là vết thương khâu có nên băng kín hay không? Vì nó có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau này. Để trả lời câu hỏi này hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi.

Tại sao có người nói nên băng kín vết khâu?

Vết khâu thường gây nên sau khi cơ thể bị rách da hoặc bị tổn thương nào đó rất sâu liên quan đến da. Những vết thương này rất dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài như vi khuẩn, vi sinh vật trong không khí hay qua da mà bản thân bệnh nhân rất khó có thể nhận biết điều đó. Chính vì thế việc che chắn vết khâu bằng cách băng kín được xem là một giải pháp để ngăn ngừa các nguy cơ vi khuẩn xâm nhập trong cơ thể

Chăm sóc vết khâu đúng cách
Chăm sóc vết khâu đúng cách

Với những vết khâu ngoài việc che kín để ngăn ngừa vi khuẩn thì nó cũng có tác dụng giữ ẩm vết thương để máu ngừng chảy. Bên cạnh đó còn giảm cảm giác đau đớn cho bệnh nhân. Thế nhưng cũng có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này.

Những tác hại của việc băng kín vết khâu

Bên cạnh những vấn đề như bảo vệ vết khâu khỏi vi khuẩn đồng thời giảm thiểu đau đớn thì việc băng kín vết khâu cũng mang đến nhiều vấn đề cụ thể là:

Cản trở tuần hoàn máu

Việc bịt kín cùng với băng kín vết khâu sẽ khiến mạch máu bị chèn ép. Vết thương khâu sẽ khiến tổn thương về tế bào và mạch máu khiến máu khó lưu thông. Mạch máu bị chèn ép không cung cấp dinh dưỡng cùng oxy cho mô hạt. Khu vực tổn thương cần nhiều năng lương dinh dưỡng để tái tạo phục hồi. Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh ở khu vực này.

Nếu dinh dưỡng không đủ khiến cho vết thương lâu hồi phục và gián đoạn.

Làm nặng tình trạng nhiễm khuẩn

vết khâu bị băng kín gây tình trạng bí hơi. Các tế bào và mô chết cùng môi trường kín sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở gia tăng tình trạng viêm nhiễm khiến vết thương trở nên sưng và đau hơn. 

vết khâu bị băng kín gây tình trạng bí hơi.
vết khâu bị băng kín gây tình trạng bí hơi.

Thời gian lành thương lâu

Quá trình viêm nhiễm của vết khâu sẽ làm cản trở việc lên da non. Việc băng kín vết thương khiến cho bệnh nhân khó nắm được tình trạng của vết thương. Miệng vết thương dễ bị đóng vảy và khô làm quá trình hồi phục vết thương kéo dài hơn. Khi bịt kín rồi sẽ rất khó để chăm sóc cũng như vệ sinh vết khâu.

Cách chăm sóc vết khâu đúng cách 

Để chăm sóc vết khâu đúng cách bạn nên lưu ý 1 số điều sau:

Bước 1: Vệ sinh vết khâu

Đầu tiên bạn nên rửa sạch tay rồi chăm sóc vết thương. Bạn có thể dùng dung dịch sát khuẩn hoặc găng tay.

Vệ sinh vết thương loại bỏ bụi bẩn bạn có thể dùng nước muối hay xà phòng. Tránh không để xà phòng tiếp xúc trực tiếp với miệng vết khâu cũng không nên chà mạnh khi rửa.

Bước 2: Sát khuẩn

Đây được xem là bước cực kì quan trọng cần tiến hành ngay sau khi khâu vì nó sẽ giúp bạn loại bỏ hoặc ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Bạn nên chọn các loại dung dịch sát khuẩn không gây đau xót , làm chậm quá trình lên da non

Bước 3: Dưỡng ẩm vết thương

Độ ẩm có ảnh hưởng nhất đinh đến quá trình hồi phục vết thương. KHi băng kín vết thương trong thời gian dài thì bệnh nhân thường không để ý đến vấn đề này. Bạn nên sử dụng loại kem dưỡng ẩm có chức năng diệt khuẩn đồng thời kích thích lên da non và chống lại sẹo.

Bước 4: Bảo vệ vết khâu

Như đã nói ở trên bạn tuyệt đối không nên băng kín vết thương quá lâu chỉ trong 1-2 ngày đầu để vết khâu khô và se lại. Sau đó nên để vết khâu thông thoáng kích thích quá trình mọc da non.

Trên đây chúng tôi vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc Vết thương khâu có nên băng kín? Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc vết thương khâu chuẩn nhất.

Mua Gạc Tiên Tiến HETIS chăm sóc vết thương: Tại đây

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *