Vết thương bị áp xe: Nguyên nhân, dấu hiệu cách khắc phục

Áp xe là một dạng viêm nhiễm mà nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn máu…. Vậy khi vết thương bị áp xe thì có dấu hiệu gì? nguyên nhân và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây nhé.

Áp xe là gì?

Áp xe là quá trình vi khuẩn bị mắc kẹt dưới da và phát triển thành. Hệ thống miễn dịch của cơ thể khởi phát quá trình viêm tại vị trí tổn thương. Viêm hình thành mủ đây là hệ quả tất yếu của hệ miễn dịch với vi khuẩn

Áp xe là quá trình vi khuẩn bị mắc kẹt dưới da và phát triển thành
Áp xe là quá trình vi khuẩn bị mắc kẹt dưới da và phát triển thành

Áp xe có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể. Những vết áp xe nhỏ có thể tự lành mà không cần điều trị tuy nhiên với những ổ áp xe lớn thì bạn cần phải có chế độ chăm sóc thích hợp. Bởi nếu không được chăm sóc hợp lý sẽ dẫn đến nhiều hậu quả.

Tình trạng viêm lan ra

Khi lượng vi khuẩn phát triển mạnh sẽ chiến thắng hệ miễn dịch. Làm cho tình trạng nhiễm khuẩn trở nên nặng hơn. Mủ và dịch sinh ra sẽ tích tụ tại vị trí áp xe. Người bệnh sẽ bị đau nhức, sưng đỏ lan rộng. Lúc này cần phải được y bác sĩ can thiệp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe

Biểu hiện đầu tiên của bệnh nhân là sốt. Đây là phản ứng bảo vệ cơ thể báo trước tình trạng nhiễm trùng.

Áp xe lan ra vị trí khác trên cơ thể

Vi khuẩn tại ổ áp xe có thể lây lan sang các vùng khác. Các hoạt động mỗi ngày có thể mang ổ áp xe đi khắp nơi. Một trong những việc vô cùng nguy hiểm đó là vi khuẩn ăn sâu vào cơ thể. Lượng vi khuẩn có thể dẫn đến khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn. Đây được xem là một trong những nguyên nhân gây nên tử vong.

Lây lan các thành viên trong gia đình

Khi bạn sống cùng người thân thì khả năng lây lan của áp xe sẽ lây sang cơ thể khác. Việc dùng chung vật dụng có thể là nguyên nhân khiến áp xe phát tán. Tuy nhiên nếu người thân có hệ miễn dịch yếu thì vi khuẩn có thể lây chéo sang nhau

Tái viêm

Áp xe có thể tự khỏi tuy nhiên ở một số trường hợp thì vi khuẩn có thể tồn tại vị trí áp xe.  Nếu gặp điều kiện thuận lợi thì chúng có thể sinh sôi rồi tái phát.

Những bước chăm sóc vết thương áp xe hiệu quả

Để chăm sóc vết thương áp xe hiệu quả bạn nên lưu ý những điều sau:

Rửa tay

Trước khi chăm sóc ổ áp xe bạn nên chú ý rửa sạch tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Để tránh đưa thêm vi khuẩn vào vết thương. 

Loại bỏ mủ viêm tại ổ áp xe

Nếu chỉ là áp xe nhẹ bạn có thể loại bỏ mủ viêm tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Hãy chuẩn bị túi chườm ấm để chườm lên vết thương

Nếu chỉ là áp xe nhẹ bạn có thể loại bỏ mủ viêm tại nhà mà không cần đến bệnh viện.
Nếu chỉ là áp xe nhẹ bạn có thể loại bỏ mủ viêm tại nhà mà không cần đến bệnh viện.

Nhiệt độ sẽ giúp tăng lưu thông máu, tăng tuần hoàn. Máu xe mang tế bào bạch cầu đến vị trí viêm. KHả năng miễn dịch được tăng cường.

Sau thời gian đủ chín thì mủ dịch có thể sẽ tự chảy ra hoặc bạn có thể nặn để mủ chảy ra hoàn toàn. Còn đối với trường hợp nặng bạn nên cần sự giúp đỡ của bác sĩ.

Sát khuẩn

Đây được xem là khâu vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân để loại bỏ nguyên nhân gây áp xe. Các dung dịch sát khuẩn sẽ tiêu diệt vi khuẩn. BẠn nên chọn dung dịch đảm bảo tiêu chí: khả năng diệt khuẩn tốt, không gây đau rát, không làm tổn thương tế bào lành, không độc hại….

Trên đây chúng tôi vừa cung cấp đến bạn 1 số nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách khắc phục vết thương bị áp xe. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn chăm sóc vết thương tốt nhanh lành.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *