Vết mổ sau sinh bị mưng mủ xuất hiện do quá trình chăm sóc vết mổ không đúng cách. Xuất hiện các cơn đau vùng bụng kéo theo đó là những biến chứng nguy hiểm rình rập khiến chúng ta cảm thấy lo lắng, băn khoăn ảnh hưởng đến cuộc sống. Chúng ta cùng xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Contents
Nguyên nhân vết mổ sau sinh bị mưng mủ.
Tình trạng sưng mủ xuất hiện do cơ thể người mẹ sản sinh lượng collagen lớn vượt mức cho phép. Vì thế nó tác động lên vết mổ làm vết mổ hồi phục với tốc độ nhanh quá. Các mô sẹo nằm chồng lên vùng bị thương khiến vùng da đó bị gồ ghề gây thẩm mỹ. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác:
- Nhiễm trùng vết mổ: việc chăm sóc và vệ sinh vết mổ hàng ngày đóng vai trò quyết định trong việc lành thương. Việc mẹ chăm sóc vết mổ không đúng cách làm cho vết mổ bị sưng, đỏ kèm theo cảm giác ngứa. Sau một thời gian có biểu hiện bị mưng mủ dẫn đến sưng to và nhiễm trùng.
- Vết mổ bị dính các dị vật: các mẹ sinh theo hình thức mổ bắt con này cần để vết mổ được thông thoáng là vệ sinh đúng khoa học. Trong quá trình chăm sóc tại nhà, mẹ phải tránh những dị vật như: bụi bặm, lông chó mèo hay các loại gạc dính vào vết mổ… Đây là những tác nhân, thành phần khiến vi khuẩn hình thành nên dễ nhiễm trùng. Sản phụ cẩn thận trọng và lưu ý khi mà vết mổ chưa thật sự khỏi hẳn hãy bảo vệ và vệ sinh vết mổ đúng cách để tránh hình thành vết thâm và sẹo lồi.
- Vết mổ sau sinh bị sưng đỏ do sắc tố da: cơ địa và sắc tố da của mỗi người là khác nhau, điều này ảnh hưởng nhiều đến vết mổ. Theo nghiên cứu, những chị em mang làn da đen, nâu dễ bị sưng hơn các mẹ có da trắng.
- Nguyên nhân khác: dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh bởi không được chăm sóc, vệ sinh kỹ lưỡng. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây mưng mủ. Bác sỹ thực hiện khâu không kĩ thuật nên giữa các mũi khâu bị tích tụ những “ổ máu” nhỏ tạo môi trường thuận lợi để cho vi khuẩn phát triển.
Vết mổ sau sinh bị mưng mủ/ sưng do vết khâu bị hở. Trong quá trình vận động một số người mẹ hoạt động quá mạnh tạo lực lên vết mỗ dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng. Những chị em có tiền sử suy dinh dưỡng, bệnh bạch cầu, lao, AIDS, ung thư hoặc dùng corticoid gây nhiễm trùng sẽ tăng khả năng sưng mủ/ nhiễm trùng cao hơn.
Vết mổ sau sinh bị mưng mủ/sưng khi nào nguy hiểm ?
Bị mưng mủ/ dau vết mổ không ảnh hưởng ngay tính mạng. Nhưng, chúng ta chủ quan, lơ là thì tình trạng bệnh ngày càng khó lường trước hệ luỵ. Sau sinh mà cơ thể có những dấu hiệu dưới đây tức là bạn đạng bị nhiễm trùng:
- Sau thời gian, phần da xung quanh bị đỏ và vết mổ sưng tấy (quan sát được bằng mắt thường).
- Những cơn đau bụng âm ỉ/ dữ dội gây sự khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt.Có dịch kèm theo mủ hoặc ứa nước từ vết mổ.
- Nhiệt độ cơ thể cao >38 độ C dẫn đến bị sốt.
- Có cảm giác buốt và đau rát khi đi tiểu tiện, một số người bị tiểu són/ tiểu rắt. Xung quanh hình thành cục máu đông lớn, vết mổ bị chảy máu hoặc
Các mẹ hãy quan sát vết mổ thường xuyên thấy bất kì biểu hiện bất thường trên vết mổ hãy gặp bác sỹ ngay để kiểm tra và chữa trị kịp thời. Chủ quan và lơ là khả nặng sẽ có một số biến chứng hậu sản như: nhiễm trùng máu, bục vết mổ. Thậm chí, bên trong ổ bụng bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến hoại tử .
Cách khắc phục vết mổ sau sinh bị mưng mủ/ sưng
Vệ sinh vết mổ đúng cách
Bình thường, sau 2 – 3 tuần thì vết mổ bắt đầu liền sẹo. Khi này, sản phụ cảm thấy chỗ vết mổ bị ngứa râm ran, tuyệt đối không nên dùng tay gãi mạnh. Hệ quả việc này khiến vết mổ bị chảy máu.
Vết mổ sau sinh bị sưng do nhiễm trùng thì cần phải chăm sóc đặc biệt. Mỗi ngày, mẹ/ người thân rửa vết thương bằng nước muối sinh lý . Nếu thấy dịch mủ tích tụ thì cần xử lý loại bỏ mủ trước rồi mới đến bước sát trùng. Trong 1 tuần đầu khi vết mổ chưa khô thì sử dụng băng gạc bịt kín để tránh vi khuẩn xâm nhập hay các dị vật nhỏ.
Không tự ý bôi bất kỳ loại thuốc nào lên vết mổ. Việc thiếu kiến thức, sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ sẽ làm cho vết thương ngày càng trầm trọng hơn.
Mua Gạc Tiên Tiến HETIS: Tại đây.
Tư thế nằm khoa học
Bác sỹ chuyên khoa có chia sẻ, người mẹ sinh mổ nên nằm ở tư thế nằm nghiêng sang hẳn một bên, sử dụng gối làm điểm tựa sau lưng sẽ rất tốt. Với tư thế nằm này giúp mẹ hạn chế đươc cảm giác đau và giúp sản dịch đẩy ra ngoài nhanh hơn.
Chế độ ăn uống khoa học
Thời gian đầu sau sinh mổ, mẹ không ăn uống quá nhiều. Lựa chọn những món nhẹ nhàng để cơ thể thích nghi dần dần, nên sử dụng cháo trắng, nước ấm để uống đến khi mẹ có thể tự “xì hơi” được nhé.
Ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng giúp người mẹ hồi phục sức khoẻ nhanh hơn. Cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các nhóm chất để có đủ nguồn sữa cho con bú. Cần hạn chế mộ số loại thực phẩm: rau muống, hải sản,… không tốt khiến vết mổ bị sưng, sẽ ức chế sự ngưng tụ máu làm vết mổ lâu lành hơn.
Tâm lý hoang mang, lo sợ của các bà mẹ khi thấy vết mổ sau sinh bị mưng mủ/ sưng là rất bình thường. Hãy bình tĩnh để xử lý và gặp bác sĩ để có thể giải tỏa tâm lý cũng như mọi thắc mắc nhé.