Vết loét do tì đè rất dễ xuất hiện nếu như cách chăm sóc bệnh nhân sai cách. Thực tế đa cho thấy, tình trạng loét do tỳ đè để điều trị không phải là một dễ dàng để thực hiện bởi đa phần những nguyên gây ra bệnh đều do từ một số cơ quan ảnh hưởng nghiêm trọng trong cơ thể bệnh nhân
Contents
Thế nào là vết loét do tì đè?
Vết loét do tì đè được xác định là bởi những biến đổi ở tại vùng da và mô dưới da do tì đè lên các nơi lồi xương gây nên. Nếu như không được chú ý thì chính các lực này sẽ gây nên loét. Bởi vậy, phương pháp điều trị tốt nhất cho đến thời điểm hiện tại với các trường hợp vết loét do tì đè chính là phòng bệnh.
Vết loét do tì đè có tỷ lệ cao nhất ở người cao tuổi, bởi nằm viện lâu ngày, bệnh nhân sẽ bị tổn thương phần cột sống/ bệnh lý tim mạch nên sẽ có nguy cơ cao bị loét tỳì đè. Một số yếu tố góp phần hình thành vết loét do tì đè bao gồm sự thiếu hụt dinh dưỡng, trọng lượng tăng /giảm, mất thể tích, thiếu máu, đại/tiểu tiện mất tự chủ, đái tháo đường, suy thận, bệnh ác tính, sử dụng thuốc an thần, trải qua các cuộc phẫu thuật lớn,các rối loạn chuyển hóa và nằm liệt giường/ ngồi trên xe lăn quá lâu . Yếu tố sau cùng là bản thân da của người bệnh có tuổi giảm độ dày – tính đàn hồi, từ đó tăng nguy cơ tổn thương khi bị tì đè.
Phân loại vết loét do tì đè
Để đánh giá tốt nhất vết loét do tì đè chính là phân loại vết loét theo mức độ nặng – nhẹ của nó hoặc theo mức độ sâu của tổn thương.
- Loét tì đè độ 1: viêm cấp ở tất cả các lớp của da, biểu hiện nhìn thấy là một số khu vực hồng ban không thể làm trắng lại được xác định rõ trên nền da đang còn nguyên vẹn.
- Loét tì đè độ 2: biểu hiện bằng việc đã phá vỡ phần biểu bì và chân bì, xung quanh đã có hồng ban, hoặc/ đám cứng, thậm chí là cả hai. Đây là hậu quả của việc đáp ứng viêm đã lan rộng dẫn đến phản ứng của các nguyên bào sợi hình thành.
- Loét tì đè độ 3: bị viêm được đặc trưng bởi việc da đã loét hoàn toàn không đồng đều và đã mở rộng vào các mô dưới da nhưng chưa đi qua lớp mạt ở phía dưới. Tại đây những tổn thương có nền đã chảy dịch- mùi hôi- hoại tử.
- Loét tì đè độ 4: thâm nhập vào lớp mạc sâu, bắt đầu phá hủy hàng rào chắn cuối cùng để lan rộng hơn. Về mặt lâm sàng, có thể giống với loét tì đè độ 3 tuy nhiên xương- khớp- cơ có thể đã bị ảnh hưởng.
Các biến chứng của vết loét do tì đè có liên quan mật thiết đến tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong đáng kể. Đa số các biến này chứng xuất hiện với vết loét tì đè độ 3 và 4. Các biến chứng này bao gồm là: viêm mô tế bào, viêm xương khớp, nhiễm trùng khớp, viêm khớp xương mủ cấp.
Phòng ngừa vết loét do tì đè như thế nào?
Chính vì tỷ lệ mắc cũng như tử vong rất cao, cùng với đó có thể gây ra những gánh nặng về kinh tế do phải điều trị kéo dài, nên mục đích chính là phòng ngừa. Cần xác định bệnh nhân có nguy cơ hay không là bước đầu tiên để lựa chọn những biện pháp đề phòng thích hợp.
Người bệnh có nguy cơ nên được đánh giá tình trạng thường xuyên. Thăm khám da người bệnh để có thể phát hiện các khu vực bị đỏ là dấu hiệu để nhận biết các biến đổi áp lực sớm. Thay đổi lại tư thế nằm/ ngồi phải nâng người bệnh chứ không được kéo lê người bệnh lên khỏi giường/ xe đẩy để tránh tạo ra ma sát gây nên những tổn thương cho lớp biểu bì. Tránh không nâng thân trên của bệnh nhân lên quá cao > 30 độ để hạn chế tối đa các lực trượt.
Các loại đệm/ giường/ dụng cụ cơ học đặc biệt đang có sẵn trên thị trường có tác dụng ngăn ngừa vết loét do tì đè bởi thay đổi áp lực trên các xương lồi. Một số dụng cụ như: đệm gel, đệm ghế, đệm bọt, đệm da cừu có tác dụng phòng ngừa vết loét do tì đè ở tại các vị trí giải phẫu đặc biệt. sẽ không có bất kỳ một dụng cụ đơn lẻ nào mà mang tới hiệu quả trong việc phòng ngừa tất cả các vết loét do tì đè.
Xử lý vết loét do tỳ đè
- Làm sạch vết loét và cắt bỏ mô hoại tử
Mục đích chính khi điều trị vết loét do tì đè là mang đến một môi trường thúc đẩy giúp các mô hạt lành lặn. Vết thương nên được rửa sạch bằng gạc tẩm nước muối sinh lý, rửa bằng nước xoáy, tưới rửa vết thương . Nên hẹn chế dùng các chất sát khuẩn độc tế bào như: povidon-iod, peroxit hydro.
Các mô hoại tử sẽ ngăn chặn sự làm lành những vết thương và tạo các điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Phương pháp lý tưởng để xử lý mô hoại tử ở các vết loét do tì đè là phẫu tích gọn phần mô hoại tử.
- Băng bó
Ngay khi vết thương đã được làm sạch, việc sử dụng băng được khuyên dùng giúp làm thúc đẩy sự làm lành vết thương. Nguyên tắc thông thường chính là duy trì độ ẩm cho các vết loét và làm da xung quanh khô . Một số yếu tố thêm vào trong việc lựa chọn sử dụng băng bao gồm cả mục đích kiểm soát lượng tiết dịch cũng như yêu cầu thời gian đối với người chăm sóc. Băng được lựa chọn bao gồm loại băng gạc có tẩm dung dịch muối và băng bít.
- Xử trí biến chứng
Hai biến chứng thường hay gặp nhất chính là vết thương không lành và nhiễm trùng. Với những vết thương sạch mà không lành được, cần phải đánh giá lại toàn bộ tình trạng của người bệnh cũng như điều trị trong 2 tuần thử với một loại kháng sinh phổ rộng tại chỗ.
Với những bệnh nhân cần phải phẫu thuật, có thể sẽ phải xem xét đến việc phẫu thuật để điều trị cho vết thương không lành. Sử dụng các thuốc kháng sinh toàn thân thích hợp khi bị một số các biến chứng như nhiễm khuẩn huyết, viêm xương tủy, nhiễm trùng mô mềm.