Cách rửa vết thương và sát trùng đúng kỹ thuật sẽ giúp đẩy tất các các chất bẩn lẫn ở bên trong vết thương ra ngoài, chống lại sự nhiễm trùng cũng như những biến chứng nguy hiểm, cùng với đó sẽ giúp vết thương nhanh lành và hạn chế để lại sẹo xấu.
Contents
Tác hại của cách rửa vết thương sai
Làm sạch là việc làm đầu tiên của chúng ta khi xuất hiện vết thương, đây là việc làm hoàn toàn đúng đắn. Những tổn thương trên da sẽ làm mất đi lớp bảo vệ của cơ thể đối với môi trường xung quanh. Điều này sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho các chất ngoại lai xâm nhập vào bên trong cơ thể và gây nên những tổn thương. Cách rửa vết thương đúng sẽ giúp loại bỏ được những nguy cơ gây nên bệnh. Nếu được giữ sạch sẽ vết thương cũng sẽ mau lành hơn.
Cách rửa vết thương- là một việc dễ làm, nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng. Nếu như làm sai cách, sẽ không bảo vệ được vết thương mà lại còn mang tới nhiều các vấn đề phức tạp hơn, đặc biệt là với những trường hợp tự vệ sinh/ rửa vết thương tại nhà. Một số tác hại có thể kể đến khi cách rửa vết thương tại nhà sai cách như sau:
- Làm nhiễm bẩn vết thương
Tay chúng ta tiếp xúc rất nhiều với vật dụng hằng ngày, đặc biệt là móng tay lượng vi khuẩn trên tay rất nhiều, Trong quá trình chăm sóc vết thương, sẽ không thể tránh khỏi việc tay tiếp xúc với các vị trí đang tổn thương. Khi ấy, bạn đã vô tình đưa một lượng lớn vi khuẩn đến với vị trí tổn thương. Khi vi khuẩn đã xâm nhập vào bên trong vết thương sẽ gây hiện tượng mưng mủ/ nhiễm trùng. Với trường hợp nhẹ, vết thương sẽ bị viêm và rất lâu khỏi. Với trường hợp nhiễm khuẩn nặng hơn sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn máu hay là sốc nhiễm khuẩn cũng như đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Các dụng cụ sử dụng trong quá trình vệ sinh/ cách rửa vết thương cũng sẽ ẩn chứa rất nhiều nguy cơ. Nhíp sử dụng để lấy mảnh vụn ra khỏi vết thương, khăn/ quần áo được dùng để lau vết thương và cầm máu. Hầu như những vật dụng này thường sẽ không đảm bảo được vệ sinh. Băng/ gạc vô trùng nếu cũng không được bảo quản đúng cách cũng sẽ ẩn chứa nhiều vi khuẩn / bụi bẩn. Nước rửa cũng sẽ chứa một lượng vi khuẩn nhiều đáng kể.
- Làm vùng da quanh vết thương tổn thương
Thông thường mọi người sẽ có thói quen rửa vết thương đi kèm với chà xát nhằm mục đích loại bỏ đi những bụi bẩn. Hành động này đã vô tình làm cho những vùng mô/ da xung quanh phần miệng vết thương gây bong tróc.
Việc lựa chọn thuốc sát trùng và cách rửa vết thương không phù hơp cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tổn thương vùng da đang lành. Cồn / oxy già ngoài tác dụng là diệt khuẩn thì cũng phá hủy phần mô và tế bào. Những tế bào lành xung quanh sẽ bị tổn thương khiến cho vết thương mở rộng cũng như tiếp xúc với nhiều hơn với không khí. Cùng với đó, khi các mô liên kết bị phá hủy sẽ làm cản trở quá trình liền sẹo diễn ra. Kéo dài lên nhiều lần thời gian lành vết thương.
Cách rửa vết thương đúng cách
Vệ sinh sạch tay và dụng cụ
Sát khuẩn kĩ tay và dụng cụ thự hiện là việc làm đầu tiên cần thiết trước khi chăm sóc vết thương. Có thể dùng xà phòng/ dung dịch sát khuẩn như cồn, oxy già để vệ sinh tay. Với những dụng cụ như kim loại, có thể dùng cồn đốt. Với bông băng vô trùng nên sử dụng những loại vẫn còn ở trong bao bì kín, không được dùng lại.
Làm sạch – sát khuẩn vết thương
Đây là bước quan trọng nhất trong cách rửa vết thương. Khi sát khuẩn vết thương sẽ giúp loại bỏ được đi những nguy cơ gây nhiễm trùng. Cùng với đó những bụi bẩn cũng sẽ được rửa trôi ra ngoài.
Chúng ta nên rửa qua vết thương với nước sạch / nước muối pha loãng. Sau đó dùng đến dung dịch sát khuẩn để rửa, lưu ý nên tránh những dung dịch có chứa cồn / oxy già trong cách rửa vết thương.
- Dưỡng ẩm vết thương
Độ ẩm rất cần thiết cho quá trình liền sẹo. Việc duy trì độ ẩm thích hợp của vết thương sẽ giúp đẩy nhanh quá trình lên da non ở tại vết thương. Tuy vậy, lưu ý chỉ dưỡng ẩm khi vết thương đã khô miệng / không còn chảy mủ. Nên lựa chọn sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, xuất xứ rõ ràng hoặc theo chỉ định của bác sỹ.
- Băng và bảo vệ vết thương
Với các vết thương nhỏ thông thường thì sẽ không cần phải băng bó, chỉ cần giữ cho vết thương không bị nhiễm bẩn, áp dụng cách rửa vết thương đúng cách để vết thương tự lạnh sau đó.
Với các vết thương lớn hơn có độ sâu và rộng, sau khi đã tiến hành vệ sinh – sát trùng thì cần băng vết thương lại. Với bước làm này sẽ tránh cho những va chạm, cọ xát lên trên bề mặt vết thương có thể gây nên đau và làm vết thương bị nhiễm bẩn. Hãy sử dụng loại băng/ gạc vô trùng để quấn quanh miệng của vết thương. Hằng ngày nên thay băng 2 lần và không nên quấn băng quá chặt/ quả lỏng.